CHỦ NHẬT, NGÀY 10 THÁNG 11 NĂM 2024 12:31

Độc đáo lễ hội đập trống của đồng bào Ma Coong

 

 Những thanh niên khỏe mạnh đang làm trống

Cứ đến ngày 16 tháng giêng  hàng năm, khi người Ma Coong ở 2 xã Tân Trạch, Thượng Trạch (huyện Bố Trạch, Quảng Bình) và một số bà con người Ma Coong nước bạn Lào sinh sống giáp ranh, lại tổ chức Lễ hội đập trống. Đây là lễ hội độc đáo, quan trọng nhất trong đời sống tâm linh của đồng bào cho đến nay vẫn còn giữ nguyên được giá trị nguyên sơ.

Lễ hội đập trống là nghi thức tín ngưỡng trừ tà ma, ác thú, cầu sự bảo trợ của thần linh (Giàng), cầu may, cầu sức mạnh, cầu vượt qua tai họa, cầu ấm no, dần dần gắn với ý nghĩa phồn thực (cầu sinh sôi nảy nở). Vì vậy, trước khi lễ hội diễn ra là lễ cúng “Giàng, mời con ma về ăn xôi, cúng thần rừng, thần núi”, mong được Giàng giúp đỡ, bảo vệ, gìn giữ cho dân làng.

4 mâm cúng "Giàng"  đã được bày biện

Vật dâng cúng được xem là quan trọng nhất của lễ hội là chiếc trống, nó mang ý nghĩa là sự biểu dương sức mạnh cộng đồng, sự phồn thịnh và phồn thực. Do đó, những người được chọn làm trống đều là những thanh niên trai tráng, khỏe mạnh trong bản. Sau khi trống được làm xong phải phát ra một thứ âm thanh vang dội thật kỳ lạ. Âm thanh ấy chính là tiếng nói, là hiện thân của vị Thần linh nghiệm, thần kỳ của người Ma Coong khỏi bị thế lực hung dữ như mưa bão, núi lỡ, đất sập khuất phục được.

Theo phong tục của lễ hội, rượu hiêng và rượu cần là thứ không thể thiếu, được dùng để cúng các vị thần và tiếp khách. Cá suối để cúng Thần phải được đánh lưới ở con suối Cấm cách bản chừng 3 cây số. Suối Cấm này mỗi năm chỉ được đánh một lần và chỉ có già làng mới được mang lưới xuống đánh. Có như thế mới giữ được tinh sạch khi cúng lễ và khi cúng Thần mới trưng dung.

Gìa làng Đinh Xon làm lễ

Vào tối ngày 16 tháng giêng , người Ma Coong ở khắp các bản gần xa, từ bản 61 nằm sát biên giới Việt - Lào đến bản Cồn Roàng, Cờ Đỏ, A Ky, Chăm Pu... Diện những bộ quần áo đẹp nhất. Đặc biệt là lớp gái trai đến tuổi trưởng thành, đây là dịp làm quen, hò hẹn, tìm bạn tình, rồi sau đó kết duyên thành vợ, thành chồng và sự sinh sôi nảy nở nối tiếp nhau.

Địa điểm diễn ra lễ hội đập trống là trên khoảng sân rộng nhất của bản Cà Roòng. Đúng 19h30, chủ lễ khấn lễ và làm phép đọc lời cầu khấn kéo dài nửa canh giờ. Khi xong lễ, chủ lễ cầm đùi tiến lại phía đặt trống đánh một hồi dài vang lên. Cả ngàn người và núi rừng như vỡ oà ra trong tiếng trống mở đầu ấy. Tiếng reo hò dậy núi. Tiếng hú, hét đập vào vách đá rền vang như sấm.

Nơi diển ra lễ hội đặp trống là một khoảng không rộng

Tiếng chiêng trống thay nhau ngân lên, dồn dập dồn dập vang vào núi rừng, vọng vào vách núi. Trong khi đó, hàng trăm người chờ đến lượt vào đánh trống luôn vít cong cần rượu. Từng tốp, từng tốp người thay nhau đánh trống. Đêm hội với niềm vui dài bất tận, từng nhóm người cầm tay nhau nhảy múa quanh đống lửa, thay nhau trổ tài đánh trống. Vừa đánh, họ vừa hô to "Roa lữ, roa lữ giàng ơi" nghĩa là "Sướng quá, sướng quá trời ơi". Đêm ấy, cả bản rực sáng ánh lửa. Cả ngàn người đứng vòng tròn chăm chú tiếng nhạc trống, từng điệu nhảy của người đánh trống.

Thanh niên cùng nhau đập trống

Khi chiếc trống đã vỡ cũng là lúc các đôi trai gái, các đôi bạn tình được gặp nhau bằng những tín hiệu thiêng liêng của con tim. Rồi từng đôi, từng đôi lặng lẽ nắm tay nhau đi đến những gốc cây, hốc đá,, bờ suối để tình tự....

Sau đây là một số hình ảnh mà PV. Baodansinh.vn ghi lại được tại lễ hội đập trống của người Ma Coong:

Công tác chuẩn bị cho buổi lễ

Ông Đinh Hợp, Chủ tịch UBND xã Thượng Trạch, khai hội đập trống

Thanh niên cùng nhau đập trống

Cùng nhau uống rượu cần với gìa làng Đinh Xon

Đến 23h30, 2 bên của trống đã bị đánh vỡ

Đến 6h sáng, buổi lễ đã tàn vẫn còn  mấy người chưa chịu về

Bảo Nam

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
50 năm mơ các con về

50 năm mơ các con về

4 năm trước
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh