THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 04:13

Về Cái Bè - Tiền Giang thăm những biệt thự trăm tuổi

Nằm rải rác trong 6 ấp của huyện Cái Bè, những ngôi nhà cổ trong làng cổ Đông Hòa Hiệp đều có niên đại 80 đến 100 năm tuổi, vài căn gần 200 năm tuổi. Những tòa kiến trúc kết hợp Á và Âu nơi đây ẩn mình trong các vườn cây ăn trái sum suê, tạo nên vẻ đẹp bí ẩn thu hút du khách ngay từ cổng vào.

Nhà cổ ông Soát.

Nhà cổ ông Soát.

Mỗi ngôi nhà là một kho tàng kiến trúc quý hiếm và độc đáo, đặc sắc nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long, hầu như giữ nguyên vẹn để đời sau chiêm ngưỡng, trân trọng, giữ gìn. Điển hình nhà cổ ông Ba Đức xây cất từ năm 1870 nằm soi bóng sông Cái Bè; nhà cổ ông Soát nằm gần rạch Bà Hợp được xây cất từ nửa đầu thế kỷ XIX; nhà cổ ông Bái Lâu được xây cất từ đầu thế kỷ XX… mà chủ nhân chính là những điền chủ giàu có “ruộng đồng cò bay thẳng cánh” tại vùng đất Cái Bè xưa.

Những ngôi nhà ở đây đa phần xây dựng theo lối "nội ứng ngoại hợp", nghĩa là kết hợp giữa cái tân thời của phương Tây bên ngoài mà vẫn giữ được nét trầm mặc của nội thất gỗ Việt Nam. Đặc điểm chung của các ngôi nhà cổ Đông Hòa Hiệp là mái lợp ngói âm dương hoặc vảy cá, cột gỗ to cao; kèo, đòn tay, trính, rui, mè, đòn dông, vách ngăn, vách… đều bằng gỗ.

Mỗi ngôi nhà là một kho tàng kiến trúc quý hiếm và độc đáo, đặc sắc nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long, hầu như giữ nguyên vẹn để đời sau chiêm ngưỡng, trân trọng, giữ gìn.

Mỗi ngôi nhà là một kho tàng kiến trúc quý hiếm và độc đáo, đặc sắc nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long, hầu như giữ nguyên vẹn để đời sau chiêm ngưỡng, trân trọng, giữ gìn.

Bên trong các ngôi nhà cổ trang trí các khuôn hoành phi, câu đối, chạm khắc hình những linh vật như long, lân, quy, phụng, chim và các loại hoa… Hai cây cột cái thường có kèm đôi liễng đối xứng nhau với nội dung nhằm chúc phúc, cầu may, chúc thọ và những điều tốt lành cho gia chủ… 

Đồng thời, chủ nhân các ngôi nhà này hiện lưu giữ được nhiều đồ vật, di tích kiến trúc, các bộ bàn ghế chạm trổ rất công phu và những vật dụng gốm sứ cổ, rất đẹp và quý hiếm mà không đâu có được. Đặc biệt, những ngôi nhà cổ này đều có dịch vụ du lịch homestay, du khách có thể trải nghiệm nghỉ ngơi, ăn uống ở trong các ngôi biệt thự trăm tuổi này…

Nhà cổ ông Võ với mái ngói thâm nâu, những bộ tràng kỷ đen bóng mang màu thời gian…

Nhà cổ ông Võ với mái ngói thâm nâu, những bộ tràng kỷ đen bóng mang màu thời gian…

Du khách có thể trải nghiệm những sinh hoạt thường ngày cùng người dân địa phương: tham gia làm cốm, tráng bánh tráng, cán bánh phồng sữa, chăm sóc vườn cây ăn trái, đi chợ nổi Cái Bè, tát mương bắt cá; nghe đờn ca tài tử…

Theo các tư liệu lịch sử, vào thế kỷ thứ XVIII, năm 1732 thời Chúa Nguyễn đã cho thiết lập ở dinh Phiên Trấn một đơn vị mới là dinh Long Hồ và chọn thôn An Bình Đông (thuộc xã Đông Hòa Hiệp ngày nay) để làm lỵ sở của dinh Long Hồ. Đến năm 1757, lỵ sở mới dời về thôn Long Hồ là TP. Vĩnh Long thuộc tỉnh Vĩnh Long ngày nay. Trong suốt 25 năm là lỵ sở dinh Long Hồ (1732-1757), làng Đông Hòa Hiệp đã quy tụ nhiều vị quan và đại địa chủ sinh sống, làm cho vùng đất này trở nên trù phú. 

Làng cổ Đông Hòa Hiệp mang kiến trúc kết hợp giữa phương Đông và phương Tây, giao thoa nét xảo diệu của xứ kinh kỳ với âm hưởng sông nước Nam bộ phóng khoáng.

Làng cổ Đông Hòa Hiệp mang kiến trúc kết hợp giữa phương Đông và phương Tây, giao thoa nét xảo diệu của xứ kinh kỳ với âm hưởng sông nước Nam bộ phóng khoáng.

Từ cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, nhiều ngôi nhà được xây cất bằng các loại gỗ quý có mái lợp ngói, cao và rộng theo kiến trúc phương Đông lẫn phương Tây, nằm ẩn mình bên những dòng sông, vườn cây ăn trái thoáng mát, góp phần tạo ra diện mạo kiến trúc và cảnh quan nổi trội so với các địa phương khác. 

Cùng với làng Đường Lâm ở Hà Nội và làng Phước Tích ở Huế, làng Đông Hòa Hiệp là một trong 3 ngôi làng cổ ở Việt Nam đã được Tổng cục Du lịch Việt Nam cùng Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) chọn để thực hiện Dự án “Hỗ trợ Phát huy vai trò của cộng đồng trong phát triển bền vững tại Việt Nam, thông qua du lịch di sản” .

PHA LÊ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh