THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 03:08

Ủy ban Quốc gia phòng chống AIDS, ma túy, mại dâm làm việc tại tỉnh Kon Tum

Đoàn công tác nghe báo cáo về công tác tham mưu chỉ đạo, tình hình và kết quả triển khai công tác phòng chống HIV/AIDS, mại dâm, phòng chống ma túy. Công tác rà soát, phân loại đối tượng sau khi tiếp nhận để quản lý, tổ chức tốt việc cai nghiện ma túy trong các cơ sở cai nghiện ma túy, Công tác thống kê người nghiện ma túy, nhất là ma túy tổng hợp trên địa bàn và bảo đảm kinh phí cho các hoạt động trên cùng với những khó khăn, thuận lợi tại địa phương cơ sở.

Ủy ban Quốc gia phòng chống AIDS, ma túy, mại dâm làm việc tại tỉnh Kon Tum - Ảnh 1.

Toàn cảnh buổi làm việc

Bà Trần Thị Nga, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum cho biết, các cơ sở điều trị cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Kon Tum hiện nay đã đi vào hoạt động ổn định, hiệu quả, công tác tiếp nhận số đối tượng tham gia điều trị tăng dần qua các năm. Việc triển khai các cơ sở điều trị Methadone bước đầu đã mang lại một số hiệu qua nhất định. Giảm các hành vi sử dụng ma túy trong số bệnh nhân tham gia điều trị Methadone (trước khi tham gia điều trị 100% bệnh nhân nghiện heroin, sau hơn 3 năm điều trị tỷ lệ này giảm xuống còn 5%); Các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm bệnh nhân tham gia điều trị đã có sự cải thiện đáng kể (trước điều trị, khoảng từ 5% bệnh nhân có sử dụng chung bơm kim tiêm, sau hơn 3 năm điều trị, tỷ lệ sử dụng còn rất thấp, không đáng kể); thông qua điều trị, đã phát hiện 14 trường hợp nhiễm HIV/AIDS phòng khám đã tư vấn và chuyển tiếp bệnh nhân vào điều trị thuốc kháng virus, Nhiều bệnh nhân kiên trì, tuân thủ tốt điều trị, uống thuốc Methadone đã từng bước hồi phục sức khỏe, ăn ngủ tốt, ổn định tâm lý, có thể làm việc, lao động bình thường, thoát khỏi sự lệ thuộc vào ma túy; Đa số các bệnh nhân có cải thiện về mặt sức khỏe, hơn 80% bệnh nhân tăng cân sau hơn 5 tháng điều trị, cải thiện về sức khỏe tâm thần, chất lượng cuộc sống và quan hệ cộng đồng của bệnh nhân tăng so với trước khi điều trị. An ninh, an toàn và trật tự xã hội, mâu thuẫn giữa bệnh nhân với gia đình, xã hội giảm mạnh khi bệnh nhân tham gia điều trị, tỷ lệ bệnh nhân có các hành vi bán và cầm cố đồ đạc, nói dối hoặc thậm chí cưỡng ép người thân để có tiền sử dụng ma túy giảm nhanh, giảm tỷ lệ vi phạm pháp luật trong số những người tham gia chương trình. Giảm gánh nặng về kinh tế cho gia đình (cụ thể: Nếu không tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone, trung bình mỗi người bệnh tiêu tốn 250.000 đồng/ngày mua heroin (tức khoảng 90 triệu đồng/năm), trong khi đó, chi phí điều trị trung bình cho 1 bệnh nhân chỉ khoảng 6 - 8 triệu đồng/năm).

Ủy ban Quốc gia phòng chống AIDS, ma túy, mại dâm làm việc tại tỉnh Kon Tum - Ảnh 2.

Ông Đoàn Hữu Bảy, Ủy viên thư ký Ủy ban quốc gia, Phó vụ trưởng vụ khoa giáo-văn xã làm trưởng đoàn, phát biểu

Theo báo cáo của UBND tỉnh Kon Tum, công tác cai nghiện đã có những chuyển biến tích cực theo hướng tăng cai nghiện tự nguyện; công tác tiếp nhận người nghiện không có nơi cư trú ổn định vào cơ sở xã hội để điều trị, cắt cơn và phân loại đã được thực hiện tương đối tốt, việc đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đã thực hiện nghiêm theo luật, bảo đảm quyền công dân. Ngoài ma túy dạng thuốc phiện, heroin đã có phương pháp điều trị thay thế, tuy nhiên hiện nay đã xuất hiện nhiều loại ma túy tổng hợp mới, nguy hiểm ở Việt Nam và trên thế giới chưa có các biện pháp tối ưu để kiểm soát, dự phòng và điều trị. Người sử dụng và nghiện ma túy tổng hợp tăng nhanh, nhất là trong thanh, thiếu niên và học sinh gây bức xúc trong xã hội. Nguyên nhân chủ yếu do nhận thức, quan điểm của cấp ủy đảng, chính quyền và người dân về sử dụng ma túy, nghiện, cai nghiện ma túy chưa đầy đủ, chưa thống nhất; trách nhiệm của người đứng đầu một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa được đề cao; hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách chậm đổi mới, chưa động bộ; công tác tuyên truyền chưa đạt hiệu quả mong muốn, việc huy động nguồn lực trong và ngoài nước cho công tác phòng, chống và cai nghiện ma túy chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra; hiện tỉnh chưa có cơ sở cai nghiện ma túy, do đó các đối tượng nghiện ma túy sẽ được gửi vào cơ sở tư vấn và cai nghiện ma túy tỉnh Gia Lai. Tuy nhiên, công tác lập hồ sơ đưa người nghiện đi cai nghiện bắt buộc gặp khó khăn do những bất cập của quy định pháp luật, cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ y tế làm công tác xác định tình trạng nghiện chưa đáp ứng yêu cầu nên đa số người nghiện tự cai nghiện tại gia đình và cộng đồng.

Ủy ban Quốc gia phòng chống AIDS, ma túy, mại dâm làm việc tại tỉnh Kon Tum - Ảnh 3.

Đoàn làm việc tại một trung tâm điều trị Methadone tại tihr Kon Tum

Kiến nghị những vướng mắc, khó khăn trong công tác phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm trên địa bàn, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum Trần Thị Nga đề nghị Trung ương, quan tâm, hỗ trợ về vấn đề một số vụ việc mua bán, sản xuất ma túy, ở cả khu vực biên giới, nguy cơ gây hậu quả lớn. "Tệ nạn mại dâm  đang có quy mô tinh vi hơn, khó nắm bắt xử lý hơn. Tình trạng phân biệt đối xử với người nhiễm HIV vẫn còn, gây khó tiếp cận các dịch vụ can thiệp, hỗ trợ"- bà Nga nêu khó khăn.

Theo bà Nga, các cơ quan Trung ương cần quan tâm hỗ trợ cho địa phương, bao gồm cả văn bản chỉ đạo, tài liệu tuyên truyền, tập huấn. Ngành Công an hỗ trợ việc phát hiện, bắt giữ, xử lý tội phạm về ma túy tại khu vực biên giới. Có chính sách hỗ trợ cho người cai nghiện ma túy tại cộng đồng, gia đình. Chính sách hỗ trợ các cơ sở cai nghiện ma túy tư nhân. Hỗ trợ địa phương xây dựng cơ sở cai nghiện ma túy của tỉnh. Hỗ trợ kinh phí trang thiết bị để đấu tranh phòng, chống ma túy, nhất là ở các khu vực biên giới.

Tại cuộc làm việc, ông Đoàn Hữu Bảy thông tin: Công tác phòng, chống tội phạm ma túy được Đại biểu quốc hội, Chính phủ rất quan tâm. Chính phủ chỉ đạo ở Ban chỉ đạo 138 và Ủy ban quốc gia 50. "Điều kiện tỉnh Kon Tum còn khó khăn, địa bàn dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ nghèo cao, 53% dân tộc thiểu số. Tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, bao gồm cả nghiện ma túy tổng hợp. Lưu ý cả vấn đề sản xuất ma túy"-ông Bảy chia sẻ.

Nhắc lại những việc làm tích cực, chủ động từ địa phương, Phó vụ trưởng Vụ Khoa giáo-Văn xã Đoàn Hữu Bảy ghi nhận: "Kon Tum đã quyết liệt chỉ đạo, lãnh đạo công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, có Ban chỉ đạo ghép của các Ủy ban quốc gia. Cơ bản tỉnh hoàn thành các chỉ tiêu. Công tác điều trị methadone đạt 96%, cao hơn tình hình chung của toàn quốc. Tỉnh cần tăng cường rà soát lại việc trồng cây cần sa. Công tác quản lý người nghiện còn khó khăn, nhất là với người dân tộc thiểu số và di dân tự do".

Tại cuộc họp này, Phó vụ trưởng Vụ Khoa giáo-Văn xã Đoàn Hữu Bảy lưu ý: Bộ Y tế cần xem xét kiến nghị, thống nhất đầu mối về công tác trong Ủy ban quốc gia (Cục Phòng chống AIDS – Thanh tra Bộ) như: Việc thu phí với người điều trị methadone để nâng cao trách nhiệm của bản thân đối tượng; vấn đề nghiện kép, người điều trị methadone vẫn sử dụng loại ma túy khác.

Về hỗ trợ cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc, Phó vụ trưởng Vụ Khoa giáo-Văn xã Đoàn Hữu Bảy gợi ý, Tỉnh Kon Tum vẫn cần phải có để xử lý đưa đối tượng vào các cơ sở điều trị, cai nghiện ma túy. Chủ trương không đầu tư mới, nhưng có thể nâng cấp, lồng ghép vào 1 cơ sở của ngành y tế hoặc Lao động- Thương binh và Xã hội, tỉnh cần có đề xuất, tham mưu, đặc biệt để xử lý, kiểm soát nhóm đối tượng nghiện ma túy có hồ sơ quản lý và đang điều trị thay thế bằng methadone. "Cần dự báo vấn đề tệ nạn mại dâm tại các điểm du lịch trong thời gian tới; nghiên cứu, triển khai Chỉ thị 36, Nghị quyết 30 của Chính phủ, Đề án phát triển kinh ttế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi (Quốc hội đã thảo luận, trong đó có nội dung về phòng, chống tệ nạn xã hội), ban hành kế hoạch/chương trình phòng chống HIV/AIDS, tệ nạn ma túy, mại dâm trong thời gian tới. Trong đó có quan tâm công tác tuyên truyền, đấu tranh, phòng, chống tội phạm, đầu tư cho cơ sở cai nghiện,…"-Phó vụ trưởng Vụ Khoa giáo-Văn xã Đoàn Hữu Bảy lưu ý thêm.

LÊ NHUẬN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh