CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 02:23

Ứng xử thô bạo với di sản là có tội với tiền nhân

Đây là việc làm tắc trách, không theo quy trình, không đúng kỹ thuật và vi phạm Luật Di sản văn hóa", PGS, TS Trần Trọng Dương, Trưởng phòng Nghiên cứu Minh văn, Viện Nghiên cứu Hán Nôm (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) cho hay.

Dự án này được khởi công ngày 19/12/2019 do Ban Quản lý dự án đầu tư huyện Việt Yên làm chủ đầu tư và giám sát công trình. Công ty cổ phần Bảo tồn di sản văn hóa kiến trúc Việt là đơn vị thi công. Theo chuyên gia, việc đơn vị thi công, chủ đầu tư dự án di chuyển bia mà không xin phép cơ quan chức năng theo quy trình là vi phạm về quy trình quản lý văn hóa.

Ứng xử thô bạo với di sản là có tội với tiền nhân - Ảnh 1.

"Đây là cách hành xử thô bạo với hiện vật, di tích. Trước khi bị phá hủy, bia vẫn còn đẹp, có thể bị nứt nhưng kết cấu bia toàn vẹn, nguyên thể. Một bia đá với lịch sử gắn liền với các tuyến sông, văn hóa của người dân Kinh Bắc không thể vì một sơ suất mà làm hỏng một giá trị hàng trăm năm của lịch sử dân tộc", một chuyên gia cho biết.

Việc lấy danh nghĩa trùng tu, tu bổ di tích, di sản nhưng lại làm hỏng các hiện vật có giá trị lâu đời không phải chuyện hiếm gặp. Dư luận từng nhiều lần lên tiếng phản ứng trước tình trạng rất nhiều di tích lịch sử đã và đang bị xâm hại, những công trình nghìn tuổi bị hủy hoại không thương tiếc bởi việc mang danh là tu bổ di tích. Năm 2018, việc chùa Bổ Đà (cũng ở huyện Việt Yên, Bắc Giang) xây mới thêm cổng tam quan cũng từng gây nhiều tranh cãi. Bởi "không có tam quan là điểm riêng đặc biệt của ngôi cổ tự Bổ Đà giờ đã bị cào bằng lẫn với các công trình khác" - như ý kiến của một số chuyên gia có nhiều kinh nghiệm và kiến thức về các công trình cổ.

Gần đây, hoạt động tu bổ nhiều hạng mục tại di tích Kinh thành Huế cũng khiến nhiều người bức xúc. Trong đó, việc thi công kè đá của hào nước dưới chân Kinh thành Huế (gọi là "hộ thành hào"), đoạn từ cửa Quảng Đức đến Nam Minh Đài, dài khoảng 1km thuộc dự án "Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống Kinh thành Huế" đã phạm những sai lầm nghiêm trọng. Đơn vị thi công đã phá bỏ toàn bộ kè đá nguyên gốc, được xây dựng từ gần 200 năm trước dưới thời Minh Mạng và xây một bờ kè bằng các vật liệu mới có xen lẫn một số viên đá của bờ kè cũ. Sau khi bị phát hiện những sai lầm trong việc "tu bổ" này, đơn vị quản lý dự án đã cố gắng tìm các giải pháp để khắc phục nhưng hiện vẫn "chưa tìm ra giải pháp kỹ thuật tối ưu".

Một ví dụ khác, đó là với bức tranh sơn mài "Vườn xuân Bắc - Trung - Nam" của cố danh họa Nguyễn Gia Trí - được xếp vào hàng "bảo vật quốc gia" - khi "làm vệ sinh" bằng những chất liệu hóa học không phù hợp đã khiến tác phẩm hư hỏng nặng. Những nỗ lực phục chế sau đó đều không mang lại hiệu quả như mong muốn.

Những di tích lịch sử, di sản văn hóa là những báu vật vô giá của dân tộc. Việc gìn giữ, bảo quản giúp những di sản, di tích này có thể trường tồn với thời gian không chỉ nhằm lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với việc giáo dục lịch sử dân tộc cho thế hệ trẻ, cho thấy sức sống vững bền của bản sắc văn hóa dân tộc trước nguy cơ xâm thực và tham vọng đồng hóa của ngoại bang. Vì vậy, những người, đơn vị được giao trọng trách bảo tồn, giữ gìn những di tích, di sản này cần nhận thức rõ trách nhiệm cao cả, thiêng liêng của mình để có cách ứng xử đúng đắn, luôn trân trọng, nâng niu.

Bất cứ hành động nào làm hư hỏng di tích, di sản đều là mang tội với tiền nhân!

BẢO KHÁNH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
7 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh