THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 05:46

Lễ hội Dua Tpeng của đồng bào Khmer huyện Lộc Ninh được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Theo đó, Lễ hội Dua Tpeng hay còn gọi là phá bàu của người Khmer xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh là lễ hội truyền thống lâu đời, là một loại hình văn hóa dân gian tổng hợp, chứa đựng nhiều giá trị độc đáo, có nội dung phong phú, đa dạng của người Khmer ở xã Lộc Khánh nói riêng, tỉnh Bình Phước nói chung. Không gian lễ hội ở hai địa điểm: miếu ông Tà-nơi (nơi thực hiện các nghi lễ xin bình an của ngươi dân) và bàu nước (nơi thực hiện các nghi lễ chính, phần hội của lễ hội). Sau một thời gian ít còn được duy trì, từ năm 2011 Lễ hội Dua Teng đã được khôi phục, phục dựng và được cộng đồng người Khmer xã Lộc Khánh duy trì bảo tồn và phát huy.

Lễ hội Dua Tpeng có nhiều giá trị độc đáo riêng của địa phương với những giá trị, nội dung phong phú, đa dạng của người Khmer xã Lộc Khánh. Lễ hội được tổ chức tại bàu nước với không gian tổ chức mở với sự tham gia không chỉ có cộng đồng người Khmer sinh sống trên địa bàn xã Lộc Khánh mà còn các cộng đồng dân cư khác quanh khu vực đều có thể tham dự.

Lễ hội Dua Tpeng của đồng bào Khmer huyện Lộc Ninh được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Ảnh 1.

Bà con xuống bàu bắt cá sau lễ đón nhận (ảnh: internet)

 Với những giá trị, ý nghĩa đặc trưng của Lễ hội Dua Tpeng, Lễ hội phá bàu phản ánh rõ đời sống của cư dân nông nghiệp canh tác lúa nước và canh tác nương rẫy. Thông qua lễ hội của người Khmer Lộc Khánh muốn gửi nguyện cầu xin thần linh cho bà con được bình an, khỏe mạnh, cầu xin cho mùa màng bội thu, cây cối tốt tươi, vạn vật sinh sôi nảy nở. Với những ý nghĩa và giá trị đặc trưng đó, tháng 12/2019, lễ hội phá bàu đã được Bộ Văn hóa - Thể Thao và Du lịch quyết định ghi vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Ông Đỗ Minh Trung – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thừa ủy quyền Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Lễ hội Dua Tpeng được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia không chỉ là sự tôn vinh và khẳng định những giá trị lịch sử - văn hóa, khoa học của Lễ hội mà còn là sự ghi nhận những nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lộc Ninh, của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan, đơn vị có liên quan đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản của dân tộc nói chung, di sản của tỉnh Bình Phước nói riêng. Đây cũng là việc làm có ý nghĩa thiết thực đối với một di sản của cộng đồng người Khmer trên địa bàn huyện Lộc Ninh một thời ghi dấu những trang vàng lịch sử cách mạng.

Lễ hội Dua Tpeng của đồng bào Khmer huyện Lộc Ninh được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Ảnh 2.

Những con cá sau khi bắt lên được bà con nướng và cùng nhau ăn tại lễ hội (ảnh: internet)

Để tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa Lễ hội Dua Tpeng của đồng bào Khmer xã Lộc Khánh, ông Đỗ Minh Trung đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể huyện Lộc Ninh, xã Lộc Khánh tiếp tục phối hợp chặt chẽ với ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện nghiêm các quy định của Luật Di sản văn hóa, đẩy mạnh công tác truyền dạy các tri thức, quy trình thực hiện lễ hội cho các thế hệ trẻ, xây dựng điểm đến tham quan du lịch tại địa phương với việc thực hiện chính sách giới thiệu, quảng bá về Lễ hội Dua Tpeng bằng việc gắn hoạt động lễ hội với các loại hình du lịch ở địa phương.

PL

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh