THỨ BẨY, NGÀY 09 THÁNG 11 NĂM 2024 11:58

Tuyên Quang: Phát triển nghề công tác xã hội theo hướng chuyên nghiệp

Lớp học may thu hút nhiều lao động.

Ông Lê Văn Háu, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Tuyên Quang cho biết: Việc phát triển nghề CTXH trong cộng đồng là cách thiết thực nhất để thực hiện các hoạt động hỗ trợ khẩn cấp, trợ giúp các đối tượng yếu thế. Nghề CTXH có thể coi là nghề chuyên hỗ trợ, giúp đỡ những người gặp khó khăn (người nghèo, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt...). Phát triển tốt nghề CTXH sẽ là giải pháp hiệu quả để giải quyết các vấn đề xã hội, trợ giúp các nhóm đối tượng yếu thế, góp phần bảo đảm an sinh xã hội.

Để cụ thể hoá Đề án phát triển nghề CTXH của Thủ tướng Chính phủ (Đề án 32) với mục tiêu chăm lo cho các đối tượng yếu thế và nâng cao hiệu quả trợ giúp xã hội cho các đối tượng trên địa bàn tỉnh, Sở LĐ-TB&XH đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành; Kế hoạch số 19/KH-UBND ngày 01/6/2011 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Đề án phát triển nghề công tác xã hội tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2011-2015; Kế hoạch số 39/KH-UBND ngày 4/11/2011 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011-2015; Kế hoạch số 47/KH-UBND ngày 3/7/2013 của UBND tỉnh triển khai thực hiện đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2013 - 2015 định hướng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; đồng thời, ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, các ngành có liên quan tổ chức tuyên truyền, quán triệt Đề án phát triển nghề CTXH, Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng; thực hiện các giải pháp giúp đỡ người bị bệnh, gia đình có người bị bệnh tâm thần, bị rối nhiễu tâm trí và các đối tượng yếu thế khác giảm bớt khó khăn trong cuộc sống, triển khai thực hiện kịp thời việc phát hiện, tư vấn, điều trị người bị bệnh, thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách của nhà nước đối với đối tượng người tâm thần.

Lớp sửa chữa cơ khí.

Bên cạnh đó, công tác  đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, nhân viên, tình nguyện viên, cộng tác viên CTXH tại Tuyên Quang được đặc biệt chú trọng. Từ năm 2012 đến năm 2013, bằng nguồn kinh phí thực hiện Đề án được Trung ương hỗ trợ cho công tác đào tạo, tuyên truyền nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm CTXH, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Tuyên Quang đã phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức 10 lớp tập huấn ngắn hạn nghề CTXH cho 631 cán bộ, nhân viên, cộng tác viên làm CTXH, trong đó 30 cán bộ cấp tỉnh, huyện và các cơ sở bảo trợ xã hội, 601 cán bộ làm công tác LĐ-TB&XH cấp xã và các hội đoàn thể cấp xã, trong quá trình tập huấn học viên được nghe và thảo luận về nghề CTXH do các giảng viên của các trường đại học, thực hiện kết hợp với việc đi thực tế, học tập kinh nghiệm từ các địa phương triển khai tốt Đề án như: Thái Bình, Thanh Hóa, Quảng Bình… Bên cạnh đó, Sở cũng tham mưu cho UBND tỉnh giao cho trường Đại học Tân trào phối hợp với các trường  ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn tuyển sinh và mở 1 lớp Đại học CTXH hệ vừa học vừa làm cho 96 cán bộ cấp huyện và xã, trong đó có 54 học viên được hỗ trợ học phí từ nguồn kinh phí thực hiện đề án hàng năm.

Học nghề sửa máy nông nghiệp.

Cũng theo ông Lê Văn Háu, các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức về nghề CTXH cũng được tăng cường bằng nhiều hình thức. Sở LĐ-TB&XH đã phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh Tuyên Quang tổ chức truyền thông, tuyên truyền về vai trò, vị trí của nghề CTXH, công tác trợ giúp người nghèo, đối tượng yếu thế và thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Phối hợp với các cơ quan ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức về nghề CTXH thông qua lồng ghép với các chương trình, đề án như: Thực hiện Đề án 1215, bình đẳng giới, bảo vệ trẻ em, chăm sóc người  cao tuổi, người khuyết tật... qua các lớp tập huấn cho cán bộ cơ sở.

Tiếp tục tăng cường tuyên truyền qua phương tiện thông tin đại chúng bằng việc cung cấp các thông tin và giới thiệu thường xuyên về hoạt động Đề án 32. Biên soạn, in ấn tờ rơi với nội dung tuyên truyền theo Đề án 32. Trọng tâm triển khai tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nhân dân về nghề CTXH, triển khai đào tạo, bồi dưỡng nhân viên, cộng tác viên, tình nguyện viên là CTXH về một số kỹ năng nghề CTXH, định hướng để người dân biết cách sử dụng dịch vụ CTXH trên địa bàn tỉnh. Kết quả trong giai đoạn 2011 - 2015 đã biên soạn, in ấn và cấp phát 3.500 tờ rơi tuyên truyền về đề án phát triển nghề CTXH; phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, các cơ quan báo chí trong và ngoài tỉnh thường xuyên thực hiện các tin bài, chuyên mục tuyên truyền về Đề án phát triển Nghề CTXH. Theo thống kê của Sở LĐ-TB&XH tỉnh Tuyên Quang, trên địa bàn tỉnh hiện có trên có 5.796 người mắc bệnh tâm thần, rối nhiễu tâm trí. Các đối tượng bị tâm thần chủ yếu đang sống tại cộng đồng và gia đình, do tỉnh chưa cơ sở đủ năng lực để tiếp nhận, chăm sóc. Có thể thấy, những người yếu thế cần được quan tâm, trợ giúp trên địa bàn tỉnh còn rất nhiều và nhu cầu được sử dụng các dịch vụ CTXH là rất lớn. Thực tế này đòi hỏi cần phát triển mạnh nghề CTXH chuyên nghiệp với vai trò giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội, góp phần hạn chế phát sinh các vấn đề xã hội bức xúc, xây dựng xã hội công bằng, hạnh phúc cho mọi người.

Trong giai đoạn 2016 -2020, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Tuyên Quang sẽ tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án 32 và Đề án 1215 giai đoạn 2016 - 2020. Đổi tên và tổ chức lại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh thành Trung tâm CTXH trực thuộc Sở LĐ-TB&XH và đầu tư nâng cấp Trung tâm đáp ứng việc cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội trong tình hình hiện nay. Bên cạnh đó phê duyệt Đề án xây dựng đội ngũ công tác viên CTXH cấp xã. Đồng thời, tích cực huy động  nguồn lực thực hiện đào tạo, phát triển nguồn nhân lực làm công tác trợ giúp xã hội; phát triển và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, nhân viên CTXH trên địa bàn; tổ chức truyền thông, tuyên truyền về các Đề án phát triển Nghề  CTXH và Trợ giúp người tâm thần, rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng; Triển khai thực hiện kịp thời các chế độ, chính sách đối với các đối tượng bảo trợ xã hội, đối tượng yếu thế; hướng dẫn Trung tâm CTXH triển khai thí điểm mô hình cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội cho các đối tượng người cao tuổi, người khuyết tật và một số đối tượng xã hội khác tại gia đình và cộng đồng. 

PV/Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh