THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 07:16

Tưng bừng lễ hội Lam Kinh 2016

 

Sáng 22/9 (tức ngày 22 tháng 8 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa, UBND tỉnh Thanh Hóa đã long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Lam Kinh năm 2016, kỷ niệm 598 năm khởi nghĩa Lam Sơn và 583 năm ngày mất của anh hùng dân tộc Lê Lợi.

Lễ khai mạc chính thức uy nghiêm bắt đầu với phần nghi thức cổ truyền rước kiệu Vua Lê Thái Tổ và kiệu Trung túc Vương Lê Lai từ đền thờ Lê Thái Tổ về sân Điện Lam Kinh. Trong khi đó, tại các đền thờ, các tòa thái miếu, lăng mộ sẽ tổ chức tế lễ theo nghi thức truyền thống, đảm bảo nếp sống văn hóa, văn minh.

Kết thúc phần lễ, du khách được thưởng thức phần hội với các trò diễn náo nhiệt tưng bừng tích hợp nhiều giá trị văn hóa, nhân văn, khơi dậy nét đẹp truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc của xứ Thanh.

Lễ hội Lam kinh xưa tổ chức theo nghi thức triều đình nhà Lê. Từ 1995 đến nay, Lễ hội Lam Kinh được tổ chức thường xuyên, với quy mô cấp tỉnh mang đậm nét văn hóa dân gian, truyền thống, đồng thời phát triển thêm những sắc thái mới của lễ hội hiện đại, tích hợp được nhiều giá trị lịch sử, văn hóa và nhân văn, góp phần bảo tồn nền văn hóa của dân tộc gắn với phát triển du lịch.

 Lễ hội xưa diễn ra vào mùa xuân tháng 2 (âm), sau đó được chuyển vào tháng 8 (âm) nhân dịp giỗ vua Lê “Hai mốt Lê Lai, hai hai Lê Lợi”.

Năm 2016, chương trình nghệ thuật truyền thống tại lễ hội Lam Kinh mang chủ đề “Phát huy hào khí Lam Sơn - Phấn đấu xây dựng Thanh Hóa trở nên tỉnh kiểu mẫu”. Gồm các tiết mục nghệ thuật đặc sắc của xứ Thanh như múa rồng; múa trò Xuân Phả gồm 5 điệu múa dân gian đặc sắc, với tên “Ngũ quốc lân bang đồ tiến cống” gồm các trò Chiêm Thành, Ai Lao, Ngô Quốc, Hoa Lang và Lục Hồn Nhung (còn gọi là Tú Huần) mô phỏng các bộ tộc và các nước lân bang đem đồ tiến cống vua Đinh, vừa tỏ lòng khâm phục vua nước Đại Việt, vừa tỏ mối giao bang hòa hảo...

Bên cạnh đó, trong khuôn khổ lễ hội cũng diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, thể thao dân gian gắn với lễ hội Lam Kinh, tổ chức thi đấu các môn thể thao dân tộc thu hút đông đảo du khách cùng tham dự.

Ngoài ra, lễ hội còn có những gian hàng giới thiệu, quảng bá, tư vấn dịch vụ lữ hành du lịch Thanh Hóa gắn với khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh, khu di sản văn hóa Thành Nhà Hồ, khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Bà Triệu, khu du lịch biển Sầm Sơn và Suối cá thần Cẩm Lương huyện Cẩm Thủy.

Một số hình ảnh tại Lễ hội Lam Kinh 2016:

Nghi lễ rước kiệu về sân Điện Lam Kinh

Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa dâng hương tại buổi lễ

Tiết mục múa rồng

 

Độc đáo trò diễn Xuân  Phả

Rất đông du khách và người dân tới tham dự

Anh Tuấn

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh