THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 09:38

Tự động hóa sẽ tạo ra những công việc mới

 

Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp phát biểu tại hội thảo.

 

Tại Hội thảo, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cho biết: “Việt Nam đã đẩy mạnh các hoạt động kết nối cung - cầu lao động. Thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện dự án vay vốn tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm. Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống các Trung tâm dịch vụ việc làm. Thực hiện các giải pháp phát triển, mở rộng thị trường lao động ngoài nước. Hướng dẫn triển khai chính sách đối với lao động khi thực hiện cổ phần hóa các đơn vị sự nghiệp công lập. Thực hiện các chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, an toàn vệ sinh lao động”.

 

TS. Wendy Cunningham, Ngân hàng Thế giới trình bày tham luận: “Thực trạng lực lượng lao động Việt Nam và yêu cầu kỹ năng trong tương lai” 

 

Theo nghiên cứu của (WB), Việt Nam hiện chưa gặp vấn đề về số lượng việc làm bởi những người trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp chiếm tỷ lệ rất thấp. Tuy nhiên, Việt Nam đang gặp trở ngại về chất lượng việc làm khi phần lớn các công việc đều nằm trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ có giá trị gia tăng thấp. Có đến 75% số việc làm nằm ở các hộ nông nghiệp, hộ kinh doanh, những công việc không có hợp đồng lao động. Việt Nam hiện là một trong những nền kinh tế thông thoáng nhất về thương mại trên thế giới, trong đó khu vực FDI là một động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và giảm nghèo của đất nước. Và, với sự sụt giảm của mức sinh và tuổi thọ tăng, ngành dịch vụ chăm sóc sẽ phát triển để chăm lo cho bộ phận dân số già và mang lại những việc làm mới.

 

Với tác động của tự động hóa, ước tính tỷ lệ mất việc làm ở Việt Nam từ 10 - 70% nhưng bên cạnh đó sẽ tạo ra những công việc mới.


Hơn nữa - trong thế kỷ 21, do tự động hóa ngày càng tăng, những việc làm tri thức có giá trị cao hơn sẽ xuất hiện trong các ngành: thiết kế, nghiên cứu ứng dụng, tiếp thị, dịch vụ hậu mãi, logictics, nông nghiệp ngành dọc. Với tác động của tự động hóa, ước tính tỷ lệ mất việc làm ở Việt Nam từ 10 - 70% sẽ tạo ra những công việc mới. Nếu Việt Nam cũng đầu tư ngay từ bây giờ để đảm bảo nền kinh tế và lực lượng lao động sẵn sàng đón nhận các xu hướng lớn đang xuất hiện thì sẽ tạo ra những việc làm tốt hơn, có phạm vi đối tượng rộng hơn. Người lao động cần được xây dựng các kỹ năng để đáp ứng yêu cầu việc làm hiện nay và sau này.

 

Theo báo cáo “Tương lai việc làm Việt Nam” do Ngân hàng Thế giới thực hiện năm 2018, hiện có khoảng 2,2 triệu việc làm được tạo ra từ khu vực doanh nghiệp FDI, và doanh nghiệp trong nước có đăng kí kinh doanh cung cấp 6 triệu việc làm. Trong khi đó vẫn có tới hơn 30 triệu việc làm nằm ở các hộ nông nghiệp hay hộ kinh doanh cá thể. 8 triệu lao động là những người làm công việc không có hợp đồng. Nhìn chung những việc làm này đều đcó năng suất thấp, thu nhập thấp và ít chế độ bảo trợ lao động. Đây là thách thức khi Việt Nam bước vào cách mạng công nghiệp 4.0.

QUÝ ĐỨC

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh