Truyền thông mô hình hay giảm nghèo để người dân noi theo
- Dược liệu
- 00:51 - 13/10/2017
Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng phát biểu tại hội nghị.
Đáng chú ý, việc thực hiện giảm nghèo theo tiêu chí nghèo đa chiều, lấy chỉ tiêu thu nhập là chính. Bên cạnh đó, xác định mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, gắn kết với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Ông Ngô Trường Thi cho biết thêm, chương trình thực hiện phân bổ vốn trung hạn, đảm bảo công khai, minh bạch, đẩy mạnh phân cấp cho địa phương, cơ sở. Nguồn lực chính thực hiện Chương trình giảm nghèo là từ ngân sách Nhà nước, tuy nhiên huy động thêm sự đóng góp của doanh nghiệp, cá nhân, cộng đồng, nhất là sự đóng góp của người nghèo đã được thể hiện rõ trong cách thức triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án. Đặc biệt, chương trình lấy đối tượng người nghèo làm trung tâm để thực hiện hỗ trợ, mở rộng thêm đối tượng hộ nghèo, hộ mới thoát nghèo, tạo điều kiện cho các đối tượng người sau cai nghiện ma túy, nhiễm HIV/AIDS, phụ nữ bị buôn bán trở về.
Báo chí tuyên truyền những mô hình hay về giảm nghèo.
Một điểm đáng chú ý khác của Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2016 – 2020 chuyển mạnh từ cấp phát, cho không sang hỗ trợ có điều kiện để nâng cao ý thức, trách nhiệm của người nghèo trong việc phát triển sản xuất, kinh doanh để từng bước vươn lên thoát nghèo. Nhà nước hỗ trợ cho những gì người dân không làm được và ban hành cơ chế hướng dẫn thực hiện chứ không làm thay người dân.
Tại hội nghị tập huấn cho cán bộ Sở TT&TT và phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí trung ương và địa phương khu vực phía Bắc về công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng nhấn mạnh: “Đối với các cơ quan báo chí, cần tuyên truyền một cách đồng bộ, có trọng tâm, đa dạng về phương thức, phù hợp với từng nhóm đối tượng, vùng miền nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện về công tác giảm nghèo ở vùng khó khăn; góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư; tạo cơ hội để đối tượng nghèo ổn định và đa dạng hóa việc làm, tăng thu nhập; tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho đối tượng nghèo”.
Thứ trưởng Hồng đề nghị, các nhà báo cần sáng tác những tác phẩm hay, có chất lượng, đăng, phát trên các phương tiện thông tin đại chúng và gửi tác phẩm về Văn phòng Quốc gia Giảm nghèo để Ban Tổ chức cuộc thi các tác phẩm báo chí về công tác giảm nghèo chấm, lựa chọn và trao giải, các tác phẩm có giá trị sẽ tiếp tục tuyên truyền. Các nhà báo cần nêu các gương điển hình trong công tác giảm nghèo vượt khó vươn lên, các mô hình hay, hiệu quả trong công tác giảm nghèo để thông tin, tuyên truyền đến mọi người dân học hỏi kinh nghiệm.