Trường ĐH Lao động – Xã hội cơ sở 2 TP.HCM: Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập
- Tây Y
- 22:22 - 27/12/2016
- Hiệu trưởng Trường Đại học SPKT Vinh được bổ nhiệm chức danh Phó Giáo sư
- Trường ĐH Lao động - Xã hội cơ sở II TP. HCM khai giảng năm học 2016-2017
- Một số giải pháp nâng cao chất lượng tuyển sinh của trường cao đẳng nghề Cần Thơ
- Trường cao đẳng nghề Bà Rịa - Vũng Tàu: Hướng tới đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
TS.Doãn Mậu Diệp - Thứ trưởng Bộ LĐTBXH phát biểu tại buổi lễ.
Cách đây 40 năm, ngày 27/12/1976, theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Lao động (nay là Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội), Trường Trung học Lao động - Tiền lương II đã chính thức được thành lập. Trong giai đoạn thành lập và phát triển từ năm 1976 đến năm 2006, Trường đã nhiều lần bổ sung chức năng, nhiệm vụ và đổi tên gọi như: Trường Trung học Lao động -Tiền lương II, Trường Trung học Lao động - Tiền lương và Bảo trợ Xã hội, Trường Trung học Kinh tế lao động - Bảo trợ xã hội và Trường Trung học Lao động - Xã hội. Đến ngày 15/12/2006, tròn 30 năm kể từ khi thành lập, Bộ LĐTB & XH đã quyết định sáp nhập Trường thành Cơ sở II Trường Đại học Lao động - Xã hội.
PGS, TS Bùi Anh Thủy – Bí thư đảng ủy, Giám đốc nhà trường tặng hoa cho nguyên Bộ trưởng Bộ Lao động Nguyễn Thọ Chân.
Hiện tại, Cơ sở II gồm 24 đơn vị, trong đó có 9 Khoa, 3 Bộ môn, 8 Phòng, 3 Trung tâm, 1 Trạm Y tế. Trường có 215 cán bộ, cán sự và giảng viên. Trong đó, trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ, gồm cả Phó Giáo sư, Giảng viên Chính, Giảng viên Cao cấp là: 157 người. Hội đồng Khoa học –Đào tạo của Nhà trường có 21 thành viên, hầu hết có trình độ Tiến sĩ. Thường trực Hội đồng Khoa học – Đào tạo có 12 người, gồm 4 Phó Giáo sư, 02 Giảng viên Cao cấp, còn lại là Tiến sĩ.
Không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, thời gian qua Trường ĐH LĐXH Cơ sở II đã có những bước phát triển vượt bậc, với những đổi mới toàn diện trong công tác xây dựng đội ngũ CBGV, công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học gắn liền với hoạt động sản xuất – kinh doanh, công tác quản lý. Nhà trường không ngừng, nâng cao chất lượng đào tạo, mở rộng hợp tác với nhiều trường đại học, viện nghiên cứu cả trong và ngoài nước. Hợp tác với các Tổ chức quốc tế, các cơ quan, doanh nghiệp, tạo vị thế vững chắc trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam… Năm 2016, đã có 175 CBGV, CNV Nhà trường được đưa ra nước ngoài nghiên cứu, tham quan, học tập nhằm nâng cao trình độ, phục vụ cho công tác giảng dạy quản lý và phục vụ trong Nhà trường.
Hiện Trường ĐH LĐXH Cơ sở II đang đào tạo gần 7000 sinh viên, gồm: Đại học hệ chính quy 5.196 sinh viên, hệ VLVH là 1695 sinh viên. Ngoài ra, trường còn phối hợp với Sở Nội vụ, Sở LĐTBXH của các tỉnh, thành phố từ Quảng Nam trở vào, đến khu vực Tây Nguyên, Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, miền Đông Nam bộ và TP. HCM, mở hàng trăm lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho gần 40.000 học viên là cán bộ ngành LĐTBXH, ngành Y tế, Giáo dục, công chức xã, phường, khối Đoàn thể…
Theo khảo sát, có 93% sinh viên Nhà trường tốt nghiệp đã có việc làm, trong đó, trên 70% có việc làm phù hợp chuyên môn, sở thích. Nhiều cựu sinh viên được các đơn vị đánh giá cao, trong đó có nhiều người từng hoặc đang giữ các cương vị lãnh đạo, quản lý như giám đốc, phó giám đốc, trưởng, phó phòng ban tại sở, ban, ngành, doanh nghiệp.
Với mục tiêu, đào tạo phải gắn với thực tiễn và nhu cầu sử dụng nhân lực sau đào tạo, từ nhiều năm nay, Nhà trường đã xúc tiến ký nhiều thỏa thuận với các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM. Hiện có trên 50 doanh nghiệp đang ký kết hợp tác và phối hợp tổ chức nhiều chương trình hội thảo, tọa đàm, nhiều buổi làm việc trực tiếp, tham quan doanh nghiệp, giúp giảng viên và sinh viên cấp nhật thông tin, tiếp cận thực tế, bổ sung cho nội dung giảng dạy và mục tiêu học tập. Nhà trường cũng thực hiện hàng chục hợp đồng nghiên cứu ứng dụng cho doanh nghiệp, xây dựng cơ chế trả lương, thưởng, tổ chức định mức, quản trị bộ máy… Ngoài ra, Nhà trường còn thường xuyên tổ chức các lớp chuyên đề, các buổi giao lưu, trao đổi với các chuyên gia về kỹ năng mềm cho sinh viên.
Tới tham dự buổi lễ, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp đã khen ngợi những thành tích mà mà trường đã đạt được trong thời gian qua. Đồng thời nhấn mạnh: Thời gian tới, trường cần có sự đổi mới căn bản và toàn diện, giáo dục đại học. Chuyển từ xu hướng mở rộng quy mô đào tạo sang nâng cao chất lượng và phát triển bền vững theo chiều sâu. Nhà trường phải nhận thức rõ, giáo dục đại học cần đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực có trình độ cao, vững về chuyên môn và thành thạo các kỹ năng tác nghiệp, sử dụng thạo ngoại ngữ cho công việc và giao tiếp. Phải làm sao để sản phẩm của nhà trường luôn được xã hội chấp nhận.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Anh Thủy – Bí thư đảng ủy, Giám đốc khẳng định: Phát huy những thành tích đã đạt được, trường sẽ tiếp tục đổi mới phương thức đào tạo theo hướng lấy người học làm chủ thể. Thực hiện kiểm định trường và kiểm định chương trình theo các chuẩn khu vực và quốc tế. Và sứ mệnh đặt ra cho thế hệ hôm nay của nhà trường là hoàn thành Đề án tách Cơ sở II thành Trường Đại học trực thuộc Bộ Lao động – TB&XH tại Tp Hồ Chí Minh, hoạt động theo chơ chế tự chủ, mau chóng hòa nhập và bắt kịp các nền giáo dục tiên tiến trong khu vực và trên thế giới./.