Trường Cao đẳng Việt – Đức (Nghệ An): Đào tạo theo sát nhu cầu người học
- Giáo dục nghề nghiệp
- 14:08 - 25/02/2018
Trường Việt-Đức (Nghệ An), mời các giáo sư có uy tín về tập huấn và giảng dạy.
Trong tình hình chung đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc tuyển sinh đào tạo các trường nghề. Vì thế lãnh đạo, cán bộ chủ chốt của trường Cao đẳng Việt – Đức (Nghệ An), luôn trăn trở với mục tiêu “Ổn định, giữ vững thương hiệu và phát triển trong bất cứ hoàn cảnh nào”. Để đạt được ý tưởng đó đòi hỏi phải chỉ đạo, triển khai đồng bộ nhiều biện pháp, nhận được sự ủng hộ đông đảo phần lớn của cán bộ, công nhân viên trong tổ chức dạy tốt và học tốt….
Với tư tưởng chỉ đạo của BCH Đảng bộ trong những năm gần đây là “ổn định, giữ thương hiệu và phát triển bền vững”, với mục tiêu đó nhiều đồng chí trong cán bộ chủ chốt đã trăn trở trong tổ chức chỉ đạo quản lý điều hành, nâng cao chất lượng giờ lên lớp…. đảm bảo thông suốt từ trên xuống dưới trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của các cấp các ngành chức năng.
Giáo viên trường Cao đẳng Việt-Đức(Nghệ An), đi khảo sát sinh viên của mình sau khi ra trường đi làm việc tại các doanh nghiệp.
Thực hiện tốt thông tư số 29/2017/TT-BLĐTB&XH ngày 12/12/2017 của Bộ LĐ- TB&XH: Hợp tác với các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho HSSV học lý thuyết tại trường, thực hành tại các doanh nghiệp và thực hiện chỉ thị số 16 CT. UBND ngày 04/9/2015, chỉ thị số 14 ngày13/9/2016 và chỉ thị 13 ngày 25/8/2017của UBND tỉnh Nghệ An “Chú trọng các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề….Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý. Xây dựng chương trình giáo trình đào tạo phù hợp nhu cầu doanh nghiệp, thị trường lao động….”.
Để bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên Nhà trường đã trích hàng trăm triệu đồng từ các nguồn thu hợp pháp, liên hệ và ký kết với các trường có uy tín, các giáo viên có trình độ tay nghề cao về đào tạo bồi dưỡng Giáo viên các chuyên ngành kỹ thuật mà số lượng HSSV vào học lớn.
Hầu hết các sinh viên sau khi ra trường đã được các doanh nghiệp đến tận trường tuyển dụng
Với phương châm dạy cái xã hội, người học cần, không dạy cái trường có, theo định kỳ năm học thực hiện tốt nội dung “lần vết người học”. Hàng năm khảo sát nhu cầu doanh nghiệp, nhu cầu người học, kết thúc năm học, lập kế hoạch chỉnh sửa giáo trình….khắc phục dần những bất cập trong đào tạo.
Bảng lương của các sinh viên được nhận khi đi thực tập tại các doanh nghiệp.
Kết quả học sinh đang học tại trường ngay khi đi thực tập trải nghiệm đã được các công ty doanh nghiệp đánh giá cao lương bình quân từ 6,5 đến 9 triệu đồng. Lúc ra trường hàng chục công ty về tiếp nhận, có công ty nhận gần nghìn em, trong khi đó tổng số ra trường chỉ hơn 600 em.