THỨ BA, NGÀY 17 THÁNG 09 NĂM 2024 03:06

Trưởng buôn thuê đất trồng màu gây quỹ bảo tồn văn hóa

Anh Kpă Y Chua hay còn gọi là Ama Khanh - trưởng buôn Treng, xã Ea H'leo (huyện Ea H'leo, tỉnh Đắk Lắk) ngoài việc hướng dẫn bà con kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, còn đều đặn tuyên truyền cho bà con hiểu, thực hiện nghiêm cách phòng chống dịch, vệ sinh môi trường các tuyến đường trong buôn sạch sẽ, trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19.

Trưởng buôn thuê đất trồng màu gây quỹ bảo tồn văn hóa - Ảnh 1.

Anh Kpă Y Chua bên bộ chiêng Arap cải tiến

Buôn Treng có 265 hộ, cuộc sống người dân bận rộn với công việc làm nương rẫy. Anh Kpă Y Chua chia sẻ, từ nhỏ được nghe tiếng chiêng Arap cổ của nghệ nhân, người già đánh khi buôn tổ chức lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh cho đến lễ bỏ mả, lễ cúng bến nước, lễ mừng lúa mới, lễ đóng cửa kho, lễ đâm trâu, lễ cúng sức khỏe. Anh mê mẩn âm thanh huyền bí cổ ấy và trong những năm gần đây phải chứng kiến cảnh người dân bán hết chiêng, do tác động của văn hóa và lối sống hiện đại, nên văn hóa lễ hội truyền thống, không gian văn hóa cồng chiêng đang bị mất dần trong đời sống cộng đồng các dân tộc bản địa, anh thấy đau lòng, muốn bảo tồn nét đẹp truyền thống của cha ông.

Riêng gia đình anh có khoảng 3ha trồng cây công nghiệp và hoa màu, công việc bận rộn. Anh chỉ phối kết hợp tập luyện để phục vụ vào thứ 7, chủ nhật khi mọi người dân đi lễ tại giáo điểm buôn Treng, hoặc những đêm trăng tổ chức lễ hội để có cơ hội gặp gỡ người lớn tuổi, ngồi bên ché rượu cần tỉ tê tâm sự, được các bậc tiền bối hướng dẫn cách đánh chiêng Arap cổ, và qua đó đã tập hợp được 1 đội chiêng Arap cổ. Anh Kpă Y Chua khoe, sân bê tông của giáo điểm buôn Treng mới được làm cuối năm ngoái từ nguồn quỹ thuê đất trồnghoa màu của giáo dân. Nhà cho giáo điểm cũng được anh kêu gọi các nhà hảo tâm hỗ trợ để làm.

Trưởng buôn thuê đất trồng màu gây quỹ bảo tồn văn hóa - Ảnh 2.

Anh Kpă Y Chua bên mô hình ngôi nhà sàn

Là một người uy tín của buôn, anh đã tập hợp các người dân, thuê hơn 1 ha đất trồng cây hoa màu để xây dựng quỹ. Mấy năm trước, trích một phần tiền quỹ, anh cùng một vài thanh niên lặn lội qua thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) mua được một bộ chiêng Arap cải tiến, về nhờ người lớn truyền dạy cho các bạn trẻ. Sau đó, thành lập được một đội chiêng trẻ hơn 30 người. Đội chiêng đi thi và đạt giải nhất trong Liên hoan văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk năm 2020.

Hiện, anh đang tìm các nghệ nhân để học cách chế tác các nhạc cụ dân tộc, sưu tầm các bài chiêng cổ. Đầu năm 2021, anh đi dạy cồng chiêng tại huyện Cư M'gar và được Sơ tặng 1 đàn organ. Lo cho văn hóa cồng chiêng, anh cũng sợ sau này nhà sàn mai một, thế hệ trẻ không còn biết đến ngôi nhà sàn truyền thống của đồng bào, anh làm mô hình nhà sàn. "Bây giờ chưa có tiền nên làm mô hình trước. Khi nào có điều kiện sẽ làm một ngôi nhà sàn để bà con cùng sinh hoạt", anh Kpă Y Chua cho biết thêm.

Trưởng buôn thuê đất trồng màu gây quỹ bảo tồn văn hóa - Ảnh 3.

Anh Kpă Y Chua bên bộ chiêng Arap cổ

Ông Nguyễn Huy Dũng, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Ea H'leo chia sẻ, nói đến Tây Nguyên là phải nhắc đến ngay cái chiêng, vật dụng thân thiết không thể thiếu trong gia đình có của ăn của để. Cồng chiêng quả thực mang đậm nét hoang dã, mang nhiều tín ngưỡng đặc biệt. Nó là loại nhạc cụ dân tộc làm bằng hợp kim đồng, có khi pha vàng, bạc hoặc đồng đen. Cồng là loại có núm, chiêng không có núm. Nhạc cụ này có nhiều cỡ, đường kính từ 20cm đến 60cm, loại cực đại từ 90cm đến 120cm. Cồng chiêng có thể dùng riêng lẻ hoặc dùng theo dàn, bộ từ 2 đến 12 hoặc 13 chiếc, thậm chí có nơi từ 18 đến 20 chiếc, là loại nhạc cụ độc đáo, đặc sắc. "Anh Kpă Y Chua vừa là buôn trưởng, vừa là cán bộ kỹ thuật nông nghiệp của xã. Anh lại rất am hiểu về văn hóa. Uy tín của anh lớn, nên khi huy động con người có nhiều thuận lợi; phối hợp với phòng Văn hóa Thông tin để khôi phục sưu tầm lại bài chiêng cổ, bài hát cổ. Tập hợp nghệ nhân biết chế tác các nhạc cụ dân tộc để truyền dạy cho thế hệ trẻ. Đội chiêng do anh thành lập là một đội chiêng rất đặc sắc" ông Dũng chia sẻ thêm.

LÊ NHUẬN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
2 tháng trước
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh