THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 01:15

Trung tâm Công tác xã hội Quảng Ninh: Cung cấp đầy đủ các dịch vụ công tác xã hội cho người dân

Hoạt động truyền thông luôn được Trung tâm duy trì và đẩy mạnh. Đặc biệt hội nghị truyền thông trực tiếp tại cộng đồng đã đem lại những kết quả tích cực, người dân ở cộng đồng biết đến công tác xã hội và đặc biệt là đã dần hình thành thói quen sử dụng các dịch vụ công tác xã hội như: Tư vấn qua tổng đài 18001769; sàng lọc rối nhiễu tâm trí và trầm cảm... Các hoạt động thường xuyên được triển khai đều đạt kết quả tốt như: Mô hình hỗ trợ dạy nghề cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; Mô hình Câu lạc bộ Tình nguyện viên Công tác xã hội, Gia đình trẻ tự kỷ, Xanh lại ước mơ; Mô hình Câu lạc bộ người Điếc Quảng Ninh

Trung tâm Công tác xã hội Quảng Ninh: Cung cấp đầy đủ các dịch vụ công tác xã hội cho người dân - Ảnh 1.

Dạy nghề cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Các hình thức trợ giúp cộng đồng được thực hiện đa dạng, phong phú giúp cho đối tượng tiếp cận và thụ hưởng dịch vụ công tác xã hội một cánh gần gũi và thân thiện. Trung tâm đã phối hợp với địa phương khảo sát 1.800 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có độ tuổi từ 13 đến dưới 16 tại địa bàn Đông Triều, Quảng Yên, Uông Bí để nắm bắt hoàn cảnh, nhu cầu mong muốn và nguyện vọng học nghề của trẻ. Đồng thời khảo sát 40 cơ sở dạy nghề, 40 cơ sở sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp có đào tạo nghề nhằm đánh giá năng lực dạy nghề, nhu cầu tuyển dụng lao động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh tại địa phương; thực hiện tư vấn, kết nối học và dạy nghề, tạo việc làm cho trẻ ngay chính tại cơ sở đào tạo nghề nơi trẻ theo học.

Đến nay, 12 em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đã được kết nối đến các cơ sở dạy nghề theo hình thức "cầm tay, chỉ việc" như: Chụp ảnh, photoshop, trang điểm cô dâu; sửa chữa điện dân dụng; sửa chữa điện lạnh; may mặc, vẽ móng, làm đẹp; phục vụ pha chế đồ uống; làm mộc… Kết thúc khóa học, 5 trẻ đã làm việc tại chính cơ sở dạy nghề với mức thu nhập 50.000 đến 100.000 đồng/ngày. Còn 7 trẻ, do tính chất của nghề đang học cần đầu tư nhiều thời gian và nâng cao tay nghề, Trung tâm vận động cơ sở dạy nghề đào tạo miễn phí để trẻ vẫn tiếp tục học thêm để có thể tìm công việc có thu nhập ổn định; kinh phí hỗ trợ cơ sở đào nghề 3.000.000 đồng/cơ sở đào tạo.

Gia đình là môi sống tốt nhất đối với trẻ. Để các trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được sống cùng gia đình, Trung tâm đứng ra làm đầu mối thí điểm đưa 30 trẻ đến với 30 gia đình và một "quỹ" gồm 75 gia đình nhận nuôi trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Cùng với đó, Trung tâm thực hiện cấp phát hỗ trợ kinh phí hằng tháng đối với 30 trẻ em và 30 cá nhân, gia đình trong mô hình tại địa bàn thành phố Hạ Long, Cẩm Phả và thị xã Quảng Yên. Ngoài ra, Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh phối hợp trao học bổng đối với 4 trẻ em trong Mô hình gia đình, cá nhân nhận nuôi có thời hạn trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại thành phố Hạ Long và thị xã Quảng Yên (mỗi suất 5.000.000 đồng/trẻ) và trao quà hỗ trợ xây nhà đối với bà Vũ Thị Bảy là hộ nghèo tại phường Hà An, thị xã Quảng Yên trị giá 10.000.000 đồng; phối hợp truyền thông về hoạt động của Trung tâm trong việc trợ giúp trẻ tại cộng đồng. Phối hợp với các địa phương thực hiện khảo sát nhu cầu học nghề của 250 trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (độ tuổi từ 13 đến 16) và 300 người khuyết tật để nắm bắt về điều kiện, hoàn cảnh của các đối tượng và gia đình; đánh giá được nhu cầu, mong muốn và nguyện vọng học nghề của các đối tượng. Tổ chức khảo sát trên 80 cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh... nhằm đánh giá nhu cầu học nghề và đề ra các giải pháp thực hiện hỗ trợ dạy nghề đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Trung tâm phối hợp với cơ quan, đoàn thể, chính quyền địa phương trên địa bàn thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả và thị xã Quảng Yên thực hiện việc duy trì hoạt động mô hình thí điểm đối với 7 trẻ được bàn giao tới 7 gia đình nhận nuôi trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, với mức hỗ trợ hàng tháng 525.000 đồng/gia đình được thực hiện trong 8 tháng, tổng số tiền là trên 38.000.000 đồng.

Ngoài việc hỗ trợ kinh phí hàng tháng, để nâng cao chất lượng sống của trẻ tại cộng đồng, Trung tâm đã tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề nhằm trang bị các kiến thức, kỹ năng chăm sóc trẻ với các nội dung: Việc dạy dỗ, chăm sóc trẻ tại gia đình; tâm sinh lý lứa tuổi; việc sử dụng kinh phí để nuôi dạy trẻ... cho 20 lượt cá nhân (đại diện gia đình nhận nuôi) với các hình thức tổ chức linh hoạt như: Thuyết trình, tọa đàm, trao đổi, tài liệu phát tay hoặc tổ chức các buổi giao lưu, dã ngoại...

VÂN KHÁNH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh