THỨ BA, NGÀY 17 THÁNG 09 NĂM 2024 02:52

Trưng bày những tư liệu quý về Hoàng Sa, Trường Sa

 Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông ông Nguyễn Quốc Hiệp phát biểu tại buổi khai mạc

Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông ông Nguyễn Quốc Hiệp phát biểu tại buổi khai mạc

Ông Nguyễn Quốc Hiệp - Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Đắc Lắk cho biết, trong năm 2023, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức hai cuộc triển lãm lưu động với chủ đề “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - những bằng chứng lịch sử và pháp lý” tại huyện Cư Kuin và thị xã Buôn Hồ, mục đích của hoạt động này là cung cấp các thông tin, bằng chứng lịch sử, pháp lý về chủ quyền biển, đảo Việt Nam cũng như giới thiệu về hình ảnh đất nước, con người Việt Nam cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, học sinh, người lao động và nhân dân trên địa bàn.

"Thông qua các tư liệu, văn bản, bản đồ, hình ảnh khẳng định lập trường chính nghĩa của Việt Nam, nâng cao tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm của người dân, đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên, học sinh trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Những tư liệu quý trên giúp chúng ta nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về biển, đảo Việt Nam, đặc biệt là cơ sở pháp lý đối với chủ quyền của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam".

Trước đó, từ đầu tháng 9, UBND huyện Cư Kuin tổ chức Cuộc thi “Em yêu Biển Đảo Việt Nam” dành cho học sinh THCS và THPT. Thời gian phát động cuộc thi từ ngày 6-26/9, dành cho tất cả học sinh từ lớp 6 đến lớp 12 trên địa bàn huyện.

Đến hết ngày 26/9, Ban tổ chức nhận được hơn 3.000 bài dự thi. Ban giám khảo đã chọn ra những bài thi tiêu biểu để trao giải vào ngày Bế mạc Triển lãm lưu động “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử pháp lý” vào ngày 8/10.

Các Em học sinh đến tham quan tại nơi trưng bày (Ảnh Báo Đắk Lắk)

Các Em học sinh đến tham quan tại nơi trưng bày (Ảnh Báo Đắk Lắk)

Triển lãm trưng bày và giới thiệu các tư liệu quan trọng do Bộ Thông tin và Truyền thông cung cấp, gồm 6 chủ đề: Bản đồ Việt Nam thời quân chủ (Thế kỷ XVI-XIX) khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; Bản trích và Châu bản triều Nguyễn thể hiện chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; Bản đồ xuất bản tại phương Tây (Thế kỷ XVI-XIX) ghi nhận chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; Bản đồ Trung Quốc do phương Tây và Trung Quốc xuất bản (Thế kỷ XVI-XX) ghi nhận Hoàng Sa, Trường Sa không thuộc về Trung Quốc;

Ngoài ra, còn có các hình ảnh, tư liệu quần đảo Hoàng Sa trước năm 1975; một số hình ảnh về quần đảo Trường Sa hiện nay và các hoạt động của cán bộ, chiến sỹ hải quân, nhân dân trên quần đảo Trường Sa.

LN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
2 tháng trước
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh