CHỦ NHẬT, NGÀY 10 THÁNG 11 NĂM 2024 12:22

Chiêu trò bịp bợm bán quà và hoa quý rởm ở chốn thiêng Yên Tử

 

Vậy mà không ít người phải rước "quả đắng" về khi gặp phải những chiêu trò bịp bợm của những kẻ lừa bán lan rừng. Khi phát hiện mình bị lừa ngay tại nơi Phật ngự, có người cả giận cho rằng, Phật mất thiêng mà Ban quản lý di tích cũng đồng lõa cùng cái ác..!?

 

ep9tf7j4nq-45872_4554956807572593_1Du khách kiểm chứng hoa giả được ngắt ra từ giò lan rừng anh Hữu vừa mua.

 

Đã từ lâu, du khách quan tâm đến với Khu Di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử, không phải vì chùa lớn, kiến trúc đặc biệt mà quan tâm đến ý nghĩa lịch sử Yên Tử, văn hóa Phật giáo Việt Nam…Và đặc biệt, nơi đây được nghe đến với sự linh thiêng của quần thể các ngôi chùa. Thêm vào đó, sự quan tâm của các cấp, các ngành chức năng đã làm cho nơi đây trở thành một điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của Việt Nam, nên du khách đến đây ngày một đông.

Đầu năm, du khách đến du xuân chốn thiêng này, khách vốn mong cho tấm lòng mình được bình an, thư thái và muốn có chút quà gọi là lộc Phật ban để may mắn, an ủi cả năm. Vậy mà không ít người phải rước quả đắng về khi gặp phải những chiêu trò bịp bợm của những kẻ lừa bán lan rừng. Có người khi biết mình bị lừa đã cả giận thốt lên: Phật mất thiêng mà Ban quản lý di tích cũng đồng lõa với cái ác..!?

Chứng kiến trên đường dốc từ chùa Đồng xuống gần chùa Một Mái, chúng tôi thấy hai thanh niên vừa chui từ rừng ra, mồ hôi nhễ nhại, nói tiếng Kinh chưa sõi (hẳn mấy anh này cố tình ra bộ như vậy), mời khách mua mấy dò phong lan đang xách trên tay, hoa nở đỏ, sặc sỡ. Một hành khách tên Hữu, ở Hà Nội thích thú liền hỏi giá. Hai thanh niên vừa bước trong rừng ra giới thiệu: “Chúng cháu mới lấy ở rừng ra đến đây. Đây là loại lan rừng rất quý, hoa nở đẹp thế này, nụ cũng rất nhiều… Chú mua đi, cháu bán rẻ cho!”

Quả thực, những dò lan rừng nhìn thật bắt mắt. Với giá được đưa ra mỗi dò 150 ngàn đồng, hành khách tên Hữu đã trả giá 100 ngàn đồng/dò. Sau mấy lời nèo nỉ, 2 dò lan đã được bán. Chúng tôi thấy, người mua rất vui. Anh bảo, 2 dò lan này coi như lộc Phật ban, mang may mắn đến cả năm. Nghe anh Hữu nói vậy, mấy người khách đứng xem cũng rất hồ hởi, mỗi người mua một dò. Khoảng chục dò của mấy thanh niên "từ rừng ra" bán hết veo. Trên đường trở về, tôi thấy anh Hữu nâng niu 2 dò lan vừa mua như báu vật.

Dặm đường kết thúc khi chiếc xe điện đưa chúng tôi ra đến bến đỗ xe điện tại chân cầu Hạ Kiệu. Ngay trên cầu Hạ Kiệu và kéo dài ra hai phía chân cầu là một khu chợ. Tại đây người bán, kẻ mua tấp nập. Chằng chịt hai bên mép cầu bày bán đủ loại hàng hóa, trong số đó, có rất nhiều người bán nhiều loại lan rừng. Có vẻ là người “nghiện” chơi lan và hơn nữa mong muốn năm nay sẽ được nhiều lộc Phật, anh Hữu tiếp tục lân la hỏi. Sau những lời “đường mật” của người bán, 2 dò lan nữa được anh mua với giá 200 ngàn đồng rồi bỏ vào túi bóng cẩn thận, xách theo. Sẽ chẳng có điều gì xảy ra, nếu chẳng có chuyện hy hữu này ở quán cơm nơi bãi đỗ xe Yên Tử:

Đưa 4 giò lan vừa mua lên ngắm vuốt và khoe với bạn bè, anh Hữu bỗng thất sắc bởi một bông hoa tự nhiên rơi ra khỏi cây. Linh cảm có điều chẳng lành, anh đưa ra kiểm tra các bông hoa lan ngay giữa chốn đông người. Thì ôi thôi, tất cả hoa, nụ lan sặc sỡ ấy đều là hoa, nụ giả được hái từ loại cây linh tinh nào đó rồi dùng keo gắn chặt lên thân, ngọn cây lan một cách tinh vi mà bằng mắt thường không thể nào thấy được. Có người bảo đó là hoa xương rồng, người khác lại bảo là hoa khác; tóm lại nó dứt khoát không phải hoa lan. Nhưng có một điều không ai không thán phục cái kỹ nghệ lừa của những kẻ bán lan lừa ở đây: Dù kẻ bán là ai, từ đâu đến, song dứt khoát loại hoa, nụ giả của cùng một loại lan phải giống nhau. Làm thế để tránh khách nghi ngờ, sao cùng loại lan, cây, lá giống nhau mà hoa, nụ lại khác nhau?... Buồn bã, anh Hữu đã thốt lên: " Trời Phật ạ! Sao còn dung những kẻ bịp bợm ngay dưới chân ngài!".

 

p0rizum2bn-45872_882948204644986365_2Lan rừng được gắn hoa giả bày bán công khai, la liệt trên cầu Hạ Kiệu (Yên Tử).

 

Cứ nghĩ, chỉ có hành khách này bị lừa thôi. Ai ngờ, tại đây, tôi nghe câu chuyện từ một hành khách khác tên Bảo cũng ở Hà Nội, anh này lái xe chuyên nhận chở khách đi tham quan chia sẻ: “Tôi chở nhiều đoàn khách đến đây rồi, nhiều người đã bị lừa chứ không gì riêng anh này đâu”. Cũng theo anh Bảo, hành khách đến đây khi ra về ai cũng muốn mua một cái gì đó làm kỷ niệm, một số mặt hàng khác thì anh chưa nghe ai than vãn, chứ mua lan rừng thì hầu như bị lừa.

Chứng kiến câu chuyện và được nghe kể thêm về sự bịp bợm của các đối tượng bán lan rừng nơi chốn linh thiêng. Trong vai người đi mua lan, tôi quay lại cầu Hạ Kiệu tìm hỏi mua lan. Quả đúng như vậy, khi tôi hỏi phải hoa thật không, một cô gái trạc 22 tuổi đã cam kết là hoa thật, lan được lấy từ rừng về. Xem kỹ từng dò lan, tôi khẳng định đây là hoa giả và đưa máy ra chụp thì gặp phải sự phản đối của những đối tượng bán lan rừng, nào đòi hỏi giấy tờ, nào thế này, thế khác… Tôi quả quyết, nếu hoa thật tôi mua toàn bộ, thì mấy người bán lan rừng ngồi đó mới im lặng.

Trước sự chứng kiến của đông đảo du khách, tôi xuất trình giấy tờ và giới thiệu là nhà báo để phán ảnh việc lừa bịp bán lan ở đây với 2 người mang đồng phục của Ban quản lý di tích và một người mang đồng phục màu xanh đeo băng đỏ. Họ cùng tiếp chuyện rồi một người nói là ngày mai sẽ báo cả kiểm lâm nữa ra dẹp. Thế nhưng không ai ra xem cụ thể sự tình thế nào; họ vẫn nhắm mắt làm ngơ mặc dù những kẻ bịp bợm chỉ cách họ có mấy bước chân. Không biết lời họ nói, ngày mai có được thực hiện?

 

658ughmcz9-45872_726907102027541607_4

0w87_dsc-0314Du khách tìm mua lan rừng trên cầu Hạ Kiệu (Yên Tử).           Ảnh: Xuân Hoàng

 

Là Khu Di tích lịch sử, là chốn du lịch tâm linh, du khách chúng tôi đặt câu hỏi: Tại sao lại để những trò bịp bợm như vậy tồn tại nơi đây? Chẳng lẽ cơ quan chức năng không biết hay cố tình làm ngơ? Câu hỏi đó mong sớm được các cơ quan liên quan nơi Khu di tích lịch sử và danh thắng quốc gia này sớm có biện pháp chấn chỉnh và xử lý kịp thời để du khách không phải rước quả đắng vì những trò bịp bợm nơi chốn linh thiêng như trên.

Về phía anh Hữu. Chứng kiến cảnh anh bị lừa, có người động viên an ủi: Của đi thay người...Cũng có người lên án: Ai bảo tiếp tay cho lâm tặc phá rừng thiêng! Trời, Phật phạt cho là phải!

 

Theo Báo Biên phòng

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh