THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 12:14

Đào tạo thí điểm 22 nghề trọng điểm cấp độ quốc tế chuyển giao từ CHLB Đức

 

TS. Nguyễn Hồng Minh, Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp phát biểu tại Hội nghị

Phát biểu tại Hội nghị,  TS. Nguyễn Hồng Minh, Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệ đánh giá cao các hoạt động hợp tác, giúp đỡ của Chính phủ CHLB Đức đối với giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam, trong đó có hoạt động hợp tác đào tạo thí điểm trình độ cao đẳng cho 22 nghề trọng điểm cấp độ quốc tế chuyển giao từ Tập đoàn đào tạo AVESTOS của CHLB Đức và nhấn mạnh, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao luôn là mối quan tâm của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong những năm gần đây.

Ngày 28/2/2013, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 371/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Chuyển giao các bộ chương trình; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; đào tạo thí điểm các nghề trọng điểm cấp độ khu vực ASEAN, quốc tế” giai đoạn 2012-2015. Năm 2017, đã tổ chức đào tạo thí điểm cho 12 nghề theo 12 bộ chương trình chuyển giao từ Úc, và năm 2018, chúng ta tiếp tục tổ chức triển khai đào tạo thí điểm cho 22 nghề trọng điểm cấp độ quốc tế chuyển giao từ CHLB Đức nhằm thực hiện hiệu quả Quyết định số 371/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tổng Cục trưởng cũng đề nghị các trường tham gia đào tạo thí điểm phải xây dựng các kế hoạch cụ thể và triển khai ngay các hoạt động thí điểm, đồng thời phải luôn gắn kết chặt chẽ với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Tập đoàn đào tạo AVESTOS và các bên liên quan để tổ chức triển khai hiệu quả các chương trình đào tạo thí  điểm.

Ông Hans-Peter Schmidt (thứ nhất, từ phải sang), Trưởng Ban Giáo dục Quốc tế và Đào tạo nghề, Viện Tiểu thủ công nghiệp và kỹ năng nghề Leipzig (HWK Leipzig), CHLB Đức phát biểu tại Hội nghị

Ông Hans-Peter Schmidt, Trưởng Ban Giáo dục Quốc tế và Đào tạo nghề, Viện Tiểu thủ công nghiệp và kỹ năng nghề Leipzig (HWK Leipzig), CHLB Đức cho biết các trường thực hiện phải bảo đảm các yêu cầu, điều kiện để có thể đào tạo nghề theo đúng tiêu chuẩn của CHLB Đức nhằm bảo đảm việc công nhận tốt nghiệp theo tiêu chuẩn CHLB Đức và nâng cao cơ hội cạnh tranh trên thị trường lao động trong nước và quốc tế. Ông Hans-Peter Schmidt cũng đánh giá cao và cảm ơn sự hợp tác hiệu quả của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và các cơ quan hữu quan của Việt Nam trong thời gian vừa qua để việc tổ chức đào tạo thí điểm cho 22 nghề trọng điểm cấp độ quốc tế chuyển giao từ CHLB Đức được triển khai đúng tiến độ.

 

Quảng cảnh hội thảo

NGƯT.TS. Phạm Xuân Khánh, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội, là một trong 45 trường tham gia đào tạo thí điểm, cho biết đây là một cơ hội rất tốt cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phát triển. Khi tham gia đào tạo thí điểm này, các trường sẽ được đào tạo bồi dưỡng giáo viên, được nhận các bộ chương trình, được đầu tư cơ sở vật chất đào tạo theo tiêu chuẩn của CHLB Đức. Người học đủ điều kiện tốt nghiệp được cấp 2 bằng theo quy định của CHLB Đức và của Việt Nam, đáp ứng nhu cầu lao động chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập quốc tế và có thể làm việc tại CHLB Đức.
22 bộ chương trình được chuyển giao từ CHLB Đức đã được xây dựng theo quy trình tiên tiến dựa trên yêu cầu của doanh nghiệp được thực hiện bởi những chuyên gia giỏi của nghề, người đại diện cho người sử dụng lao động, thị trường lao động, doanh nghiệp và tuân thủ Quy định đào tạo theo tiêu chuẩn nghề đạt bậc 4 khung trình độ quốc gia của CHLB Đức; đã có văn bản công nhận Bản quyền thuộc về Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp; được Viện Tiểu thủ công nghiệp và kỹ năng nghề của Leipzig (HWK Leipzig) của CHLB  Đức công nhận.
 

PHƯƠNG MINH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh