THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 06:00

Trao giải cuộc thi viết về Kỹ năng lao động với chủ đề "Nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam - Skilling up Việt Nam"

Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Trương Anh Dũng phát biểu tại buổi lễ

Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Trương Anh Dũng phát biểu tại buổi lễ

Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi; Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Trương Anh Dũng dự buổi lễ.

Phát biểu tại buổi Lễ ông Trương Anh Dũng, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho biết: Trong bối cảnh thời kỳ dân số vàng, những tác động với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, xu hướng hội nhập quốc tế và di cư lao động thì chất lượng và trình độ kỹ năng của người lao động đóng vai trò rất quan trọng và mang ý nghĩa then chốt cho sự phát triển của Việt Nam. Đại hội Đảng lần thứ XIII đã thông qua Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030, trong đó nhấn mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong ba đột phá chiến lược. Việc chăm lo phát triển lực lượng lao động có kỹ năng nghề, đặc biệt là lao động có kỹ năng nghề cao là nhiệm vụ, giải pháp chiến lược nhằm thúc đẩy tăng trưởng GDP, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới.

“Để có nguồn nhân lực chất lượng cao, với sứ mệnh cung cấp phần lớn nguồn nhân lực trực tiếp cho nền kinh tế, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó xác định rõ quan điểm, nhiệm vụ chính trị hàng đầu là: “Phát triển nhanh giáo dục nghề nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường lao động, của người dân và yêu cầu ngày càng cao về số lượng, cơ cấu, chất lượng nhân lực có kỹ năng nghề cho phát triển đất nước trong từng giai đoạn”. Thực hiện nhiệm vụ đó, hệ thống giáo dục nghề nghiệp đang thực hiện phát triển theo hướng mở, linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, hội nhập, chú trọng cả quy mô, chất lượng đào tạo đưa giáo dục nghề nghiệp Việt Nam tiếp cận với nền giáo dục của các nước phát triển”, ông Trương Anh Dũng nhấn mạnh!.

 Cuộc thi được tổ chức nhằm khẳng định vị trí, vai trò của kỹ năng lao động trong đời sống, phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế; nâng cao nhận thức của người dân, của doanh nghiệp, của xã hội về vị trí, vài trò của kỹ năng lao động; thu hút, khuyến khích các nhà báo, phóng viên, biên tập viên, công tác viên, các cá nhân, các cơ quan thông tấn báo chí, truyền thông, tham gia tuyên truyền về giá trị của kỹ năng lao động, kỹ năng nghề nghiệp; tuyên truyền về Ngày kỹ năng lao động Việt Nam (4/10).

Được phát động ngày 28/4/2021, thời hạn nhận tác phẩm dự thi từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/3/2022, Ban tổ chức cuộc thi đã nhận được trên 300 tác phẩm tham gia. Cứ vào thể lệ cuộc thi, số lượng các tác phẩm dự thi, Ban Giám khảo cuộc thi đã xây dựng các tiêu chí đánh giá các tác phẩm dự thi qua 2 vòng: Vòng 1, Ban Giám khảo tiến hành đánh giá độc lập, sau đó họp thống nhất lựa chọn các tác phẩm qua vòng 1 dự thi vòng 2. Ban Giám khảo đã lựa chọn 20 tác phẩm Báo in/điện tử (8 tác phẩm Báo in, 12 tác phẩm Báo điện tử), 7 tác phẩm Phát thanh và 10 tác phẩm Truyền hình. Vòng 2, chấm thi, đánh giá, xác định các tác phẩm đoạt giải theo cơ cấu giải quy định tại Thể lệ cuộc thi.

Ban tổ chức trao giải cho các tác giả đat giải A

Ban tổ chức trao giải cho các tác giả đat giải A

Kết quả, Ban Giám khảo đã trực tiếp thảo luận, đánh giá các tác phẩm và thống nhất các tác phẩm đạt giải gồm: 4 giải A, 4 giải B, 8 giải C và 14 giải Khuyến khích.

Giải A thể loại báo In được trao cho chùm 3 bài "Làn sóng mới trong đào tạo nhân lực" của tác giả Đặng Bích Ngọc, báo Cần Thơ.

Đối với thể loại Phát thanh, giải A được trao cho tác phẩm "Lựa chọn bằng cấp hay kỹ năng nghề nghiệp" của tác giả Trần Bá Duy, Ban Văn hóa - Xã hội (VOV2), Đài Tiếng nói Việt Nam.

Chùm 4 bài "Nhất nghệ tinh” trước ngưỡng cửa 4.0" của tác giả Vũ Xuân Cường, báo Tin tức (Thông tấn xã Việt Nam) đoạt giải A thể loại báo Điện tử.

Giải A thể loại Truyền hình đã thuộc về tác phẩm "Hiệu quả từ chương trình đào tạo kép" của tác giả Phan Thị Lệ Hằng, Cao Văn Hoàng, Lê Thị Lan, Truyền hình Quốc hội Việt Nam.

Ban tổ chức trao giải cho các tác giả đat giải B

Ban tổ chức trao giải cho các tác giả đat giải B

Mặc dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, số lượng tác phẩm dự thi chưa được nhiều, tuy nhiên cuộc thi đã huy động được sự tham gia của các nhà báo chuyên nghiệp, cộng tác viên, các thầy cô giáo,các học sinh, sinh viên. Các tác phẩm dự thi hầu hết đã được các báo, đài, tạp chí đăng tải hoặc phát hành.

Các tác phẩm tập trung vào các nội dung: Vai trò của kỹ năng lao động trong đời sống xã hội; vai trò, giá trị của kỹ năng lao động trong phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an sinh xã hội bền vững; vai trò của kỹ năng lao động trong hội nhập quốc tế; vai trò của kỹ năng lao động, kỹ năng nghề nghiệp trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; vai trò của kỹ năng lao động trong việc tiếp cận với thay đổi của khoa học công nghệ, cách mạng công nghiệp lần thứ 4; đào tạo kỹ năng lao động trong nhà trường, cơ sở đào tạo, doanh nghiệp; cơ chế, chính sách để phát triển kỹ năng lao động của các quốc gia; đề xuất các cơ chế, chính sách để phát triển kỹ năng lao động cho Việt Nam; các cá nhân, tập thể điển hình, xuất sắc trong học tập, lao động, sản xuất có kỹ năng nghề nghiệp cao; tôn vinh người lao động có kỹ năng lao động, kỹ năng nghề nghiệp cao trong đời sống, lao động… Thành công của cuộc thi chính là qua các tác phẩm đã phần nào lan tỏa được giá trị của kỹ năng lao động giúp cho xã hội hiểu hơn về kỹ năng nghề nghiệp, yếu tố quyết định đến năng suất lao động, tăng sự cạnh tranh của nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế, tham gia các chuẩn cung ứng nhân lực tạo ra giá trị cao.

Ban tổ chức chụp ảnh lưu niệm với các tác giả đạt giải

Ban tổ chức chụp ảnh lưu niệm với các tác giả đạt giải

Văn Lý

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh