THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 08:12

Trăn trở cùng đội ngũ văn nghệ sĩ dân tộc thiểu số phía Nam

 

Nếu tính từ 1945, thì 71 năm qua dưới sự lãng đạo của Đảng, một đội ngũ văn nghệ sĩ các dân tộc ở các tỉnh, thành phía Nam, nhất là vùng Tây Nguyên, vùng Tây Nam bộ đã được hình thành, phát triển và hoạt động ở nhiều lĩnh vực văn hóa, văn nghệ khác nhau. Nhiều gương mặt trưởng thành từ phong trào của quần chúng, nhưng cũng rất nhiều người được Đảng, Nhà nước cho đi đào tạo ở trong và ngoài nước mà trưởng thành nhanh chóng. Đội ngũ ấy tuy chưa nhiều, nhưng qua mỗi giai đoạn cách mạng của nước nhà, qua thăng trầm của lịch sử, đội ngũ ấy lại được bổ sung thêm cả về số lượng và chất lượng. Tiêu biểu cho lớp văn nghệ sĩ trưởng thành trong giai đoạn sau 1945, đó là các nhà văn, nhà thơ: Y Điêng (Ê đê, Phú Yên); Hơ Vê (Hrê, Quảng Ngãi); Trần Thanh Pôn ( Khmer, Bạc Liêu; Đinh Xăng Hiền (Hrê, Quy Nhơn); các nhạc sĩ, nghệ sĩ: Kpa- Ylăng (Bana, Phú Yên); Y Sơn Niê (Ê đê, Đak Lak); Đinh Kim Nhớ (Hrê, Quảng Ngãi); Linh Nga NiêkDam (Êđê, Đak Lak); Rơ Chăm Yơn (Gia rai, Đak Lăk); Lý Son (Khmer, Sóc Trăng); Ybrơm (Banar, Gia Lai); Thạch Chân (Khmer, Trà Vinh); Thạch Sung (Khmer Trà Vinh Ka Sô Liễng (Chăm, Phú Yên); Cát Giang Nga (Deh, Kon Tum) và các họa sĩ: Xu Man (Banar, Gia Lai); Lý Khắc Nhu; Trương Hán Minh (Hoa, TP. Hồ Chí Minh)…

Họa sĩ Trương Hán Minh (dân tộc Hoa) là một trong những họa sĩ danh tiếng ở khu vực phía Nam về tranh thủy mặc

Một đội  ngũ không  đông đảo về số lượng ấy, cho đến nay vẫn nhiều người tiếp tục sáng tác, sưu tầm, nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, nhưng dường như cũng bắt đầu có sự chựng lại, vì nhiều lý do, hoàn cảnh khác nhau. Nhiều văn nghệ sĩ  thẳng thắn nhìn nhận rằng, hiện nay sự chênh lệch về lực lượng giữa các dân tộc, vùng miền còn khá lớn, đặc biệt là sự thiếu hụt lực lượng văn nghệ sĩ trẻ, bổ sung cho đội ngũ rất đông văn nghệ sĩ đã cao tuổi, đang thưa vắng dần cả về đội ngũ, lẫn hoạt động văn học nghệ thuật. Trong số những gương mặt văn nghệ sĩ kể trên, nhiều người từ nhiều năm nay, dường như không còn có sự đóng góp gì đáng kể vào nền văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số nói riêng, nền văn học nghệ thuật Việt Nam nói chung.

Ở một số chuyên ngành như văn xuôi, thơ, hội họa, âm nhạc một số tên tuổi như: Nhà văn Y Điêng, nhà thơ Hơ Vê, nhà văn Linh Nga NiêkDam, họa sĩ Trương Hán Minh, nhạc sĩ Kpa – Ylăng…còn sung sức trong sáng tạo, có những tác phẩm gây được sự chú ý của công chúng, nhưng sự xuất hiện cũng rất thưa thớt, không đều đặn và sự quảng bá rất hạn chế.Có lẽ hiện nay duy nhất chỉ có họa sĩ Trương Hán Minh- người kế thừa, phát huy, sáng tạo tinh hoa tranh thủy mặc truyền thống của hội họa phái Lĩnh Nam, Trung Hoa là người sáng tạo sung sức nhất, mở nhiều triển lãm ở trong và ngoài nước gây được tiếng vang trong công chúng yêu tranh thủy mặc.

Từ sau năm 1975 đến nay, trên các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, đội ngũ văn nghệ sĩ các dân tộc thiểu số phía Nam cũng chỉ có các tên tuổi như các nhà văn, nhà thơ: Ngọc Phượng (Khmer, Sóc Trăng); Kim Nhất (Êđê, Đăk Lăk); và các nghệ sĩ: Amư Nhân (Chăm, Ninh Thuận); Y Moan (Êđê, Đăk Lăk) Rơ Chăm Pheng (Gia rai, Gia Lai); Siu Blăk (Ba na, Kon tum);Thạch Thị Thanh (Khmer, Trà Vinh)… Một đội ngũ được coi là trẻ này cũng đã ở vào độ tuổi U50, U 60 …

Đội ngũ văn nghệ sĩ các dân tộc thiểu số thành phố Hồ Chí Minh trong ngày Hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Hiện nay, vẫn còn hơn 20 dân tộc thiểu số trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam chưa có nhà văn, nghệ sĩ đại diện cho dân tộc mình. Nhà văn lão thành Y Điêng cho rằng: “ Cần phải có sự đào tạo thường xuyên, để có lực lượng kế cận có tri thức. Người đã có nghề thì phải cố gắng hơn nữa, đặc biệt là chú ý gắn bó với các nghệ nhân dân gian. Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số cần có sự phối hợp chặt chẽ với Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức cho anh chi em người dân tộc thiểu số. Cải tiến việc tổ chức các trại sáng tác sao cho có hiệu quả, tránh hình thức, phải làm cho văn nghệ sĩ trẻ thật sự yêu nghề, có lối đi…”.

Vấn đề quảng bá tác phẩm cũng là nỗi bức xúc của văn nghệ sĩ các dân tộc thiểu số. Nhạc sĩ dân tộc Ba na – Kơpa Ylăng cho biết: “Hoạt động của văn nghệ sĩ dân tộc Tây Nguyên rất đáng tự hào, nhiếu nghệ sĩ có tên tuổi như Măng Thị Hội, Y Moan, Siu Blăk, Y Yang Tuyên…Nhưng việc công bố các tác phẩm, giọng ca của họ ra CD…còn qúa khó khăn”. Tiến sĩ Trần Thanh Pôn (Khmer) cũng phàn nàn: “Việc xuất bản sách d0 người dân tộc thực hiện bằng hai thứ tiếng gặp rất nhiều phiền hà, không nhận được sự trợ giúp của các cơ quan hữu quan, mặc dù chủ trương của Nhà nước thì có”. Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân, khiến cho đội ngũ văn nghệ sĩ trẻ các dân tộc thiểu số ở các tỉnh, thành phía Nam ít có cơ hội xuất hiện và phát huy tài  năng.

Có thể nói,đội ngũ văn nghệ sĩ trẻ các dân tộc thiểu số các tỉnh, thành phía Nam rất ít ỏi về số lượng, chưa phát triển tương xứng với vị trí của nó trong nền văn học nghệ thuật nước nhà. Đặc biệt trong công cuộc đổi mới, hội nhập với văn hóa toàn cầu, họ chưa có những tác phẩm (văn, thơ, âm nhạc, hội hoạ…) thực sự có chất lượng nghệ thuật cao. Trong bối cảnh hiện nay, khi mà văn hóa các dân tộc thiểu số ở mọi vùng, miền đều có ít nhiều bị mai một đi bản sắc rất riêng của mình, thì sự xuất hiện và trưởng thành một đội ngũ văn nghệ sĩ trẻ trung, cập nhật, ảnh hưởng  các nền văn hóa, văn nghệ của các dân tộc anh em khác, nhất là dân tộc Kinh là điều tất yếu. Phát triển mà không đánh mất bản sắc riêng của dân tộc mình là điều vô cùng khó.

Có thể nói, sau 30 năm đất nước đổi mới, đội ngũ văn nghệ sĩ dân tộc thiểu số các tỉnh, thảnh phía Nam có được Đảng, Nhà nước chăm lo, phát hiện, bồi dưỡng nhiều hơn. Nhưng vì sao đội ngũ văn nghệ sĩ trẻ vẫn còn thưa thớt, vẫn còn “như là mùa thu”? Có rất nhiều nguyên do, nhưng cái chính là do nội lực của từng dân tộc chưa thực sự ẩn chứa một tiềm năng về tài năng thực sự trong lĩnh văn hóa, văn nghệ. Bởi lẽ trong sáng tạo văn học, nghệ thuật không có sự ưu tiên dân tộc thiểu số về chất lượng. //

Lương Định

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh