TPHồ Chí Minh: xây dựng thành phố an toàn – không bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
- Dược liệu
- 06:09 - 12/12/2016
Sáng kiến này đã được thực hiện thành công ở nhiều thành phố trên thế giới và Tp. Hồ Chí Minh đã được lựa chọn để thưc hiện chương trình này.
Ảnh hưởng của quấy rối tình dục đến phụ nữ và trẻ em gái
Hiện nay ở Việt Nam chưa có một văn bản chính thức nào đưa ra khái niệm QRTD. Một trong những khái niệm được chấp nhận là “Quấy rối tình dục bao gồm những nhận xét dục tính, chủ ý, các hành động hoặc cữ chỉ không mong đợi, những hành động đông có sự đồng thuận, cho phép hoặc đồng ý của một người hoặc nhiều người.
Những hình thức không tiếp xúc như nhận xét dục tính về bộ phận cơ thể hoặc hình dáng bề ngoài của một người, huýt sáo khi một phụ nữ hoặc một bé gái đi ngang qua, đòi hỏi tình dục, ánh mắt gợi dục đi kèm, lén đi theo, ép bộ phận sinh dục vào người nào đó.
Những hình thức tiếp xúc thân thể như cố tình chạm vào người khác trên đường phố hoặc trên phương tiên giao thông công cộng, túm đẩy, cấu véo, tát hoặc cọ người vào người khác một cách dục tính.”
Theo khảo sát của UN Women thì phụ nữ là đối tượng chính bị QRTD/BLTD và đây là hiện tượng phổ biến trên toàn cầu (tỷ lệ phụ nữ bị quấy rối tình dục tại New Delhi, Quito, Hoa Kỳ lần lượt là 92%, 68% và 75%). Khi bị quấy rối tình dục, cá nhân người phụ nữ, trẻ em gái bị gấy rối và xã hội phải gánh chịu rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực.
Đối với cá nhân phụ nữ, trẻ em gái, đó là nỗi sợ hại bao trùm và ám ảnh trong cuộc sống của họ, trong đó các hành vi này có thể ám ảnh họ trong nhiều ngày, thậm chí nhiều năm. Từ đó dẫn đến việc người phụ nữ, trẻ em gái cảm giác không an toàn trong khi di chuyển trên các phương tiện cộng cộng, tham gia các hoạt động công cộng và đi học, đi làm. Nghiêm trọng hơn, QRTD/BLTD còn là người phụ nữ, và trẻ em gái không dám đi học hoặc đi làm, đặc biệt là khi trời tối. Việc này ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến nhận thức và việc thăng tiến trong công việc của phụ nữ và trẻ em gái.
Ảnh hưởng với xã hội, việc QRTD/BLTD trở thành rào cản phụ nữ tham gia vào các hoạt động làm việc, vui chơi giải trí sẽ khiến cho nền kinh tế bị ảnh hưởng vì mất đi một đội ngũ lao động, tiêu dùng lớn, các hoạt động du lịch bị ảnh hưởng do phụ nữ không thể tham gia hoạt động du lịch cũng như tham gia cung cấp các dịch vụ du lịch.
Mục tiêu của thành phố an toàn – không bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái
Để hạn chế các ảnh hưởng của QRTD/BLTD đối với phụ nữ và trẻ em gái, UN Women đã kết hợp với rất nhiều thành phố triển khai Sáng kiến điển hình toàn cầu về không gian công cộng và thành phố an toàn. Chương trình này đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể ở các thành phố mà sáng kiến này được áp dụng như tại Cairo, thông qua các hoạt động khác nhau hơn 20.000 thành viên cộng đồng đã được huy động nhằm thúc đẩy quyền của phụ nữ ở thành phố và tăng sự hiểu biết trong các cộng đồng về nguyên nhân và tác động của QRTD/BLTD với phụ nữ và cộng đồng.
Năm 2016, Sở LĐ-TB&XH Tp. đã kết hợp với UN Women tiến hành việc khảo sát về QRTD/BLTD tại 3 quận huyện là Bình Thành, quận 3 và Nhà Bè. Đây là các địa bàn có nguy cơ QRTD/BLTD cao do có nhiều bến xe buýt, chợ, nữ công nhân nhập cư, nhiều nhóm cộng đồng sẵn sàng hợp tác (Bình Thạnh), nơi có các trường đại học, nhiều nhóm xã hội dân sự (Quận 3), kém phát triển và thiếu hụt cơ sở hạ tầng (Nhà Bè).
Theo bà Nguyễn Thị Thu Hà, chuyên gia về lĩnh vực BĐG thì khảo sát là bước rất quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu xây dựng thành phố an toàn – không bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái vì thông qua đó có thể thấy được bức tranh tổng thể về nạn QRTD/BLTD tại TP. và từ đó giúp cho các cấp chính quyền đưa ra các giải pháp nhằm đạt được mục tiêu.