THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 01:51

TP.HCM: Hàng loạt giải pháp phát triển thành phố thông minh

 

Hội nghị còn có sự tham dự của hơn 550 đại biểu, trong đó có trên 50 đại biểu quốc tế đến từ Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Nga, Đài Loan và Thái Lan; lãnh đạo UBND TP.HCM, đại diện lãnh đạo đến từ 31 tỉnh, thành trên cả nước, cùng đông đảo chuyên gia, doanh nghiệp CNTT.

Với sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, xu hướng xây dựng đô thị thông minh đã trở thành phương thức phát triển tất yếu đối với các đô thị, nhất là những thành phố lớn trên thế giới cũng như tại Việt Nam, đặc biệt là với những thành phố có tốc độ đô thị hóa đang diễn ra rất nhanh như TP.HCM.

Ông Trương Gia Bình Chủ tịch VINASA trao kỷ niệm chương cho Bí thư thành ủy Nguyễn Thiện Nhân

 

Tại Hội nghị, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM Dương Anh Đức đã trình bày chi tiết kế hoạch phát triển Smart City tập trung vào 5 nội dung chính: xây dựng Kho dữ liệu dùng chung và phát triển hệ sinh thái dữ liệu mở; xây dựng Trung tâm mô phỏng dự báo xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của TP; xây dựng Trung tâm điều hành; thành lập Trung tâm an toàn an ninh thông tin và đề xuất ra một khung công nghệ tổng quan làm nền tảng cho việc triển khai xây dựng đô thị thông minh. Có 7 lĩnh vực được ưu tiên phát triển bao gồm: Cải cách hành chính gắn với xây dựng chính quyền điện tử; Giao thông; Chống ngập; Môi trường; Y tế, dịch vụ sức khoẻ cộng đồng, an toàn thực phẩm; An ninh trật tự an toàn xã hội; Chỉnh trang đô thị.

Tại Hội nghị này, các chuyên gia công nghệ và các nhà cung cấp dịch vụ, giải pháp tập trung vào 3 chuyên đề chính: Thành phố thông minh – Tầm nhìn của lãnh đạo các thành phố; Nền tảng internet vạn vật cho thành phố thông minh  và Dịch vụ, giải pháp số của thành phố thông minh.

 

Bí thư thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại Hội nghị

 

Tại hội nghị, hàng loạt những giải pháp cho việc xây dựng và phát triển Smart City như: Khung tiêu chuẩn quốc gia TCVN cho đô thị thông minh, phát triển bền vững của Tổng cục Đo lường và Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam, Chỉ số đánh giá thành phố Thông minh của ASOCIO, giải pháp Chính phủ số của FPT IS, nền tảng IoT của HPE, giải pháp Smart City and IoT của Cisco, và Microsoft Aware. Về măt thực tiễn, các đại biểu đã được nghe kinh nghiệm triển khai Smart City của Đại diện của tp Singapore, Đài Bắc và Công viên phần mềm Quang Trung – một mô hình thành phố nhỏ trong lòng tp. Hồ Chí Minh.

Bên cạnh đó, Ban tổ chức có tiến hành khảo sát nhanh với trên 150 đại biểu tham dự chương trình về các khó khăn và giải pháp khi xây dựng và phát triển thành phố thông minh. Các đại biểu cho rằng, bốn khó khăn lớn khi triển khai Smart City bao gồm: kinh phí quá lớn (64%), khả năng kết nối thông tin giữa các đơn vị (41%), Chính phủ chưa có chính sách, cơ chế khuyến khích (37%) và nguồn nhân lực còn hệ chế (32%) . Ba giải pháp được các đại biểu lựa chọn nhiều nhất để giải quyết các khó khăn này bao gồm: Chính phủ cần có cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển (73%), cần tăng cường hợp tác công tư (42%) và tổ chức các khóa đào tạo, tư vấn (38%).

 

Đại biểu tham dự Hội nghị

 

Theo lãnh đạo UBND TP.HCM, từ những kinh nghiệm, giải pháp được chia sẻ tại Hội nghị Quốc tế về thành phố thông minh lần này sẽ tạo tiền đề để không chỉ TP.HCM – đầu tàu kinh tế của cả nước, mà còn các tỉnh, thành phố trên cả nước có được cái nhìn tổng thể, rõ ràng, tìm kiếm được những phương thức, những giải pháp xây dựng đô thị thông minh thành công, phù hợp tình hình thực tế của từng địa phương, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, thịnh vượng.

Cũng trong dịp này, VINASA cũng tổ chức trao danh hiệu 50 doanh nghiệp CNTT hàng đầu Việt Nam 2017 vào tối 25-10; tổ chức Ngày CNTT Nhật Bản 2017 vào ngày 26-10.

PHA LÊ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh