THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 10:49

TP.HCM đứng trước nguy cơ bội chi quỹ BHYT

Trên địa bàn Thành phố đã có hiện tượng, dấu hiệu trục lợi quỹ BHYT

Theo thống kê của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, trong 6 tháng đầu năm 2017, các bệnh viện trên địa bàn Thành phố tiếp nhận 15,7 triệu lượt khám chữa bệnh ngoại trú, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2016. Dự báo năm 2017 sẽ có trên 35 triệu lượt khám chữa bệnh ngoại trú. Đáng chú ý, số lượt khám chữa bệnh tại các bệnh viện tuyến quận, huyện tăng cao, trong khi các trạm y tế lại có xu hướng giảm. 

Tổng kinh phí mà Bảo hiểm xã hội Thành phố được giao để điều hành dự toán quỹ khám chữa bệnh trong năm 2017 là 14.000 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2017, quỹ này đã chi hơn 50%, nên 6 tháng còn lại sẽ rất khó khăn, các bệnh viện cần thắt chặt chi tiêu.

Tuy nhiên, theo BHXH Thành phố, thắt chặt chi tiêu là giảm những chi tiêu không hợp lý chứ không được giảm quyền lợi của người bệnh.  Theo đó, các cơ sở khám chữa bệnh phải sử dụng hợp lý các kỹ thuật cận lâm sàng, thuốc, vật tư y tế, hạn chế lạm dụng một số kỹ thuật cao cấp như chụp CT, MRI.

BHXH thành phố cũng đề nghị các bệnh viện nên giảm bớt sử dụng các loại thuốc hỗ trợ không cần thiết như thuốc bổ, thuốc có tác dụng hỗ trợ chưa rõ ràng; các đơn vị khám chữa bệnh cần tăng cường sử dụng thuốc generic nhóm 1 (loại thuốc được sao chép công thức tương tự với các thuốc có bản quyền, giá thành rẻ hơn) thay cho các biệt dược gốc đã hết hạn bảo hộ sản phẩm; cho phép thông tuyến xét nghiệm, công nhận kết quả xét nghiệm lẫn nhau đối với các bệnh viện tuyến thành phố để giảm các chi phí cận lâm sàng. 

Đối với các bệnh nhân ngoại tỉnh, Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu các bệnh viện thực hiện đúng quy chế chuyển tuyến. Khi bệnh nhân đến thì vẫn phải điều trị nhưng khi điều trị đã ổn định, nhất là các bệnh nằm trong nhóm 62 bệnh mãn tính thì có thể hẹn tái khám tại nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu. 

ĐINH GIA

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh