THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 03:36

TP. Hồ Chí Minh: Số ca mắc bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng tiếp tục diễn biến phức tạp

Sài Gòn Giải Phóng đưa tin, trong tháng 8, số ca mắc tay chân miệng là 3.088 ca (gồm 457 ca nội trú và 2.631 ca ngoại trú), tăng 115% so với tháng trước (1.438 ca); số ca tích lũy đến tháng 8 là 9.718 ca (gồm 1.858 ca nội trú và 7.860 ngoại trú), không có ca tử vong. Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP. Hồ Chí Minh, bệnh tay chân miệng chủ yếu xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi. Tháng 8, tháng 9 là thời điểm bệnh tăng cao (thời điểm trẻ em phải trở lại trường học sau kỳ nghỉ hè). Vì vậy, các trường học cần tuân thủ thực hiện các hoạt động kiểm soát bệnh truyền nhiễm trong trường học, đặc biệt là việc theo dõi giám sát phát hiện sớm trẻ bệnh để cách ly kịp thời.

Trong tháng 8, tổng số ca mắc bệnh sốt xuất huyết (nội trú và ngoại trú) trên địa bàn thành phố là 7.833 ca, tăng 18% so với tháng 7, trong đó có 4.477 ca nội trú và 3.356 ca ngoại trú. Số ca tích lũy trong 8 tháng qua là 39.814 ca (gồm 22.894 ca nội trú và 16.920 ca ngoại trú), tăng 142% so với cùng kỳ năm 2018. Diễn tiến của bệnh tương tự như mùa dịch những năm trước, số ca mắc bệnh gia tăng nhanh từ tháng 6. Các bác sĩ khuyến cáo, việc phòng chống bệnh sốt xuất huyết không chỉ là trách nhiệm của riêng ngành y tế, hay chỉ là sự phối hợp của các ban ngành đoàn thể địa phương mà còn là trách nhiệm của mỗi người dân, mỗi gia đình, mỗi cơ quan, công sở trong việc phải dọn dẹp, loại bỏ những nơi, vật dụng có thể chứa nước tạo điều kiện cho muỗi đẻ trứng, phát triển và trở thành điểm nguy cơ gây bệnh sốt xuất huyết.

TP. Hồ Chí Minh: Số ca mắc bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng tiếp tục diễn biến phức tạp - Ảnh 1.

Trong tháng 8, tổng số ca mắc bệnh sốt xuất huyết (nội trú và ngoại trú) trên địa bàn thành phố là 7.833 ca.

Theo báo Hải quan, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hồ Chí Minh khuyến cáo, việc phòng chống bệnh sốt xuất huyết không chỉ là trách nhiệm của riêng ngành y tế, hay chỉ là sự phối hợp của các ban ngành đoàn thể địa phương mà còn là trách nhiệm của mỗi người dân, mỗi gia đình, mỗi cơ quan, công sở trong việc phải dọn dẹp, loại bỏ những nơi, vật dụng có thể chứa nước tạo điều kiện cho muỗi đẻ trứng, phát triển và trở thành điểm nguy cơ gây bệnh sốt xuất huyết.

Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP, Hồ Chí Minh, bệnh tay chân miệng chủ yếu xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi. Tháng 8, tháng 9 là thời điểm bệnh tăng cao (thời điểm trẻ em phải trở lại trường học sau kỳ nghỉ hè). Vì vậy, các trường học cần tuân thủ thực hiện các hoạt động kiểm soát bệnh truyền nhiễm trong trường học, đặc biệt là việc theo dõi giám sát phát hiện sớm trẻ bệnh để cách ly kịp thời.

Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh cũng đã có văn bản chỉ đạo cho các quận huyện triển khai giải pháp phòng chống tay chân miệng, nhất là trong thời điểm khai giảng năm học mới.

Ngoài ra, Sở Y tế cũng đã ký Kế hoạch Liên tịch với Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết, sởi trong khu vực trường học, nhóm trẻ. Tăng cường các biện pháp hiệu quả phòng chống lây lan bệnh tay chân miệng trong trường mầm non, mẫu giáo, nhóm trẻ.

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, chưa có vắc xin dự phòng. Việc phòng bệnh chủ yếu thông qua việc ý thức giữ gìn vệ sinh của trẻ và của người chăm sóc trẻ như rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng, vệ sinh hàng ngày và khử khuẩn hàng tuần vật dụng, đồ chơi của trẻ.

Các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo, người có triệu chứng sốt nên đi khám tại các cơ sở y tế để được bác sĩ khám và hướng dẫn chăm sóc, điều trị. Uống nhiều nước…

XT (tổng hợp)

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh