THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 04:41

TP.HCM: Dịch tay chân miệng chưa giảm, bệnh viện quá tải

Bệnh nhân, người nhà nằm đầy hành lang.

Những ngày gần đây, các bệnh viện lớn, đầu ngành trên địa bàn TP.HCM thường xuyên xảy ra tình trạng quá tải. Dịch tay chân miệng (TCM) bùng phát càng khiến tình trạng này thêm trầm trọng.

Có mặt tại bệnh viện Nhi đồng 1 và bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) chúng tôi mới chứng kiến được cảnh bệnh nhân quá tải, số phòng và giường bệnh không đủ nên phải để 3, 4 bệnh nhân năm chung một giường. Tất cả các lối ngoài hành lang cũng được tận dụng đặt giường bệnh để cho bệnh nhân nằm, xung quanh là chiếu, hành lý nhan nhãn của người nhà nằm chăm sóc bệnh nhi. Chỉ trong 30 phút đã có gần 10 bé nhập viện để điều trị bệnh TCM, Đội ngũ y, bác sĩ, điểu dưỡng làm việc không ngừng nghỉ.

Dọc lối hành lang ở bệnh viện Nhi đồng 1 bệnh nhân và người nhà nằm chật lối đi.

Anh Nguyễn Văn Thành (ở quận Tân Bình, TP.HCM) cho biết: “Con tôi mới 16 tháng tuổi, cách đây mấy ngày thấy cháu có triệu chứng lạ, hay khóc dỗ mãi không nín nên gia đình nhanh chóng đưa cháu đến bệnh viện gần nhất để khám được bác sĩ cho biết cháu có triệu chứng bị dịch TCM nên tôi đã nhanh chóng đưa con vào đây điều trị. Không chỉ con tôi mà ở đây bệnh nhân đến từ các tỉnh lẻ cũng rất đông, phòng chật, giường không có nên bệnh viện đặt thêm mấy chiếc giường ngoài hành lang để cho bệnh nhân nằm”.

Bệnh nhi ở bệnh viện Nhi đồng 2, nằm ở các giường đặt ngoài hành lang vì hết chỗ, người nhà trãi chiếu, đặt xõng nằm dưới nền.

Cùng hoàn cảnh với anh Thành, chị Lê Thị Thanh (ở Bến Tre) lặn lội đưa con từ dưới quê lên TP.HCM rồi hỏi đường để đưa con đến bệnh viện Nhi Đồng 2 khám bệnh. Qua chuẩn đoán các bác sĩ cho biết bé bị dịch TCM nên phải ở lại điều trị nếu không sẽ nguy hiểm. qua thông tin đại chúng thời gian gần đây tôi được biết dịch TCM rất nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong khi bệnh nhân không được phát hiện và điều trị kịp thời nên tôi đã gọi điện về nhà báo với chồng, chồng tôi lập tức vay mượn tiền anh em, hàng xóm rồi đưa lên cho con nhập viện điều trị”.

Bên cạnh những giường bệnh từ trong phòng ra dọc các hành lang, cầu thang đều chật kín người nhà bệnh nhân trải chiếu nằm vật vờ để chăm sóc con nhỏ, mọi chỗ trống đều được tận dụng tối đa, cảnh người nằm nhan nhãn màn trời chiếu đất ngày một tăng chưa có dấu hiệu giảm bớt.

Các giường bệnh được bố trí nằm san sát nhau, nhiều khi chắn ngang cả lối đi lại khiến không gian trở nên ngột ngạt. 

Bác sĩ Nguyên Hữu Khanh (Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM) cho biết: “Từ tháng 9 đến tháng hiện nay là mùa của bệnh sởi và tay chân miệng bùng phát, cuối tháng 9 và đầu tháng 10, bệnh nhi mắc tay chân miệng và sởi đột ngột tăng mạnh. Hiện nay bệnh dịch tay chân miệng vẫn chưa được giảm hẳn, diễn biến khó lường nên người dân cần chăm sóc trẻ cẩn thận, đảm bảo vệ sinh an toàn không để virut xâm nhập”.

Ngay cả lối cầu thang bộ người nhà bệnh nhân cũng tận dụng để đồ lẫn hết lối đi.

Theo số liệu thống kê từ Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP. Hồ Chí Minh), trong 9 tháng đầu năm 2018 có 2.180 ca bệnh tay chân miệng (TCM) nhập viện, trong đó số bệnh nhân đến từ các tỉnh chiếm khoảng 60%.

Theo PGS.TS Phạm Văn Quang - Trưởng khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP Hồ Chí Minh, trước tình trạng bệnh nhân TCM tăng cao trong tháng 9. Bệnh viện Nhi Đồng 1 đã chủ động phối hợp với Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh và Bệnh viện Nhiệt Đới cho phân lập xét nghiệm chủng virus. Qua đó, nhận thấy chủng virus EV71 chiếm tỷ lệ cao, đặc biêt tuýp C4 giống với chủng virus gây ra vào năm 2011. 

Một số điều cần lưu ý về bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin dự phòng. Bệnh thường lây lan nhanh vào tháng 9 đến tháng 11 hàng năm, đặc biệt là mùa đầu năm học mới do vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường còn thấp kém, đặc biệt là kỹ năng vệ sinh cho trẻ.

Có 2 thể tay chân miệng thường gặp, trong đó một thể nhẹ, có thể tự khỏi sau 7-10 ngày. Thể còn lại nặng do virus EV71 gây ra, chiếm 21% số lượng bệnh nhân. Chủng virus này có thể gây biến chứng thần kinh và dẫn đến tử vong. 

khi thấy trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, cha mẹ cần mau chóng đưa con tới các cơ sở y tế để được khám, tư vấn, và điều trị kịp thời 

Khi mới mắc bệnh, triệu chứng đầu tiên ở trẻ thường là sốt nhẹ, biếng ăn, mệt mỏi và thường sau sốt 1 - 2 ngày trẻ bắt đầu đau miệng, nổi ban. Ban xuất hiện trong vòng 1 - 2 ngày với các tổn thương phẳng trên da hoặc có thể gồ lên, màu đỏ và một số hình thành bọng nước thường khu trú ở lòng bàn tay, lòng bàn chân hoặc có thể xuất hiện ở mông.

Tỷ lệ mắc bệnh chân tay miệng dạng nặng hiện rất cao (cứ 5 bé thì có 1 bé). Vì vậy, ngay khi thấy trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, cha mẹ cần mau chóng đưa con tới các cơ sở y tế để được khám, tư vấn, và điều trị kịp thời vì hiện nay hầu hết các bệnh viện đã chủ động chuẩn bị về phác đồ điều trị mà Bộ Y tế đưa ra, cùng với đó trang thiết bị và thuốc men hiện đại nên đã rất thành công trong điều trị các trường hợp mắc bệnh TCM nặng.

Xuân Trường

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh