THỨ BẨY, NGÀY 18 THÁNG 01 NĂM 2025 07:56

TP. HCM: Giúp người bán dâm hoàn lương

Phòng ngừa là chính

Với phương châm "phòng ngừa là chính", Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ động phối hợp với các Sở - ngành, Mặt trận và các Đoàn thể chính trị - xã hội từ Thành phố đến quận, huyện, phường, xã, thị trấn tổ chức tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống mại dâm và phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS trong nhân dân gắn với phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc".

Theo Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội TP.HCM, trong 9 tháng năm 2020, Chi cục đã xây dựng và phát hành 261.786 bản tin, tài liệu; biên soạn in và phát hành 152.608 tờ rơi, tờ bướm; tổ chức 4.043 buổi tuyên truyền thu hút 269.265 lượt người tham dự; xây dựng 1.531 pa no, áp phích, khẩu hiệu và 4.128 lượt phát thanh về phòng, chống mại dâm tại các phường, xã, thị trấn trên địa bàn Thành phố.

Giúp người bán dâm hoàn lương - Ảnh 1.

Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội TP.HCM cùng các cơ quan, ban, ngành triển khai công tác phòng chống tệ nạn xã hội trên địa bàn.

Tiếp tục tổ chức tuyên truyền vận động chủ các cơ sở kinh doanh dịch vụ nâng cao ý thức, trách nhiệm đối với người lao động đang làm việc tại cơ sở và thực hiện việc ký bản cam kết với Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn không để tệ nạn mại dâm và các hành vi khiêu dâm, kích dục xảy ra tại cơ sở kinh doanh. Trong quý 3,  8.042/8.657 cơ sở kinh doanh dịch vụ đã thực hiện ký bảng cam kết (chiếm tỷ lệ 92.94%), ông Trần Ngọc Du – Chi cục trưởng Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội TP.HCM cho biết.

Theo ông Trần Ngọc Du thời gian qua, bằng nhiều hình thức đa dạng, nội dung phong phú, phù hợp với từng nhóm, từng đối tượng được duy trì và tổ chức thực hiện thường xuyên tại địa bàn các quận, huyện, phường, xã, thị trấn. Đồng thời gắn với các biện pháp xử lý hành chính để răn đe giáo dục, phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả không để phát sinh tệ nạn mại dâm nơi công cộng đã tạo sự chuyển biến về nhận thức và ý thức trách nhiệm của toàn thể cán bộ, công chức làm công tác phòng, chống tệ nạn xã hội và người dân.

Theo ghi nhận của phòng viên, hiện tệ nạn mại dâm trên địa bàn Thành phố hoạt động dưới nhiều hình thức biến tướng, trá hình, thủ đoạn ngày càng tinh vi và diễn biến khá phức tạp. Nhất là tình trạng mại dâm nơi công cộng có xu hướng giảm về bề nổi nhưng chuyển sang hoạt động bằng các hình thức trung gian thông qua đối tượng chăn dắt, bảo kê để móc nối giao dịch mua bán dâm; hoạt động mại dâm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ như: Khách sạn, nhà nghỉ, phòng cho thuê; phổ biến nhất là các hành vi khiêu dâm, kích dục tại các quán cà phê, tiệm hớt tóc gội đầu, cơ sở chăm sóc sức khỏe (xông hơi, xoa bóp, y học cổ truyền day ấn huyệt, cạo gió giác hơi) hoặc một số nhà hàng, karaoke, vũ trường tổ chức ăn chơi thác loạn…

Điểm sáng về các mô hình hỗ trợ người bán dâm

Theo Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội TP.HCM, từ ngày 15/12/2019 đến 15/9/2020, các Đoàn Kiểm tra liên ngành văn hóa - xã hội từ Thành phố đến quận, huyện, phường, xã, thị trấn tổ chức kiểm tra 4.298 lượt cơ sở, phát hiện 1.743 cơ sở vi phạm hành chính về lĩnh vực văn hóa, thông tin và phòng, chống tệ nạn xã hội (trong đó 35 cơ sở vi phạm liên quan đến ma túy, mại dâm và khiêu dâm, kích dục, chiếm tỷ lệ 1,7%). Kết quả đã xử phạt 1.743 cơ sở vi phạm pháp luật với tổng số tiền 12.986.450.000 đồng.

Bên cạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và xử phạt, giải pháp giúp người bán dâm hoàn lương cũng là yếu tố quan trọng nhằm kéo giảm tình trạng mại dâm trên địa bàn thành phố.

Giúp người bán dâm hoàn lương - Ảnh 3.

Nhiều mô hình thí điểm "Hỗ trợ nhằm đảm bảo quyền của người lao động làm việc tại cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm".

Hiện, TP tiếp tục duy trì mô hình thí điểm "Hỗ trợ nhằm đảm bảo quyền của người lao động làm việc tại cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm" và "Mô hình cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho người bán dâm tại cộng đồng, cơ sở trợ giúp xã hội".

Kết quả đã phát hành 500 tờ danh thiếp giới thiệu về các hoạt động của câu lạc bộ tiếp cận được trên 300 lượt người bán dâm, tổ chức được 4 buổi sinh hoạt định kỳ cho các thành viên tham gia mô hình với 100 lượt người tham dự tham dự. Tổ chức hội nghị chuyên đề "Quyền, lợi ích và trách nhiệm trong việc đảm bảo quyền của người lao động" dành cho chủ cơ sở và người quản lý lao động đang làm việc tại cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn Thành phố, với 70 người tham dự.

Hỗ trợ 100 người bán dâm khám phụ khoa, tầm soát ung thư và xét nghiệm giang mai tại Phòng khám Đa khoa Đại Phước, với kinh phí 400.000 đồng/người. Phối hợp với Hội Luật gia Thành phố hỗ trợ, tư vấn pháp lý, hướng dẫn thủ tục làm lại giấy tờ tùy thân cho người bán dâm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể, 10 trường hợp làm lại căn cước mới đã được hỗ trợ, 7 trường hợp đang chờ xác minh theo quy định.

Giúp người bán dâm hoàn lương - Ảnh 4.

Đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống các tệ nạn xã hội đến học sinh.

Phối hợp với lực lượng Công an và quận/huyện tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng tình hình phát sinh tệ nạn xã hội nơi công cộng. Kết quả đã tổ chức 835 lượt truy quét tại nơi cộng cộng, bắt giữ 41 đối tượng (trong đó: 32 đối tượng liên quan đến hoạt động mại dâm công cộng), lập hồ sơ phân loại và xử lý theo quy định pháp luật; trong 9 tháng năm 2020, chuyển hóa 4 điểm, tụ điểm có hoạt động mại dâm nơi công cộng và phát sinh 3 điểm hoạt động mại dâm nơi công cộng.

Đồng thời tiếp tục duy trì các mô hình "Hỗ trợ hỗ trợ, can thiệp giảm hại đối với nữ lao động đang làm việc tại cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm" được triển khai tại tuyến đường Bùi Viện, phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1.

Mô hình "Hỗ trợ nhằm đảm bảo quyền của người lao động làm việc tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện dễ phát sinh tệ nạn mại dâm" được triển khai tại Phường Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân.

PHA LÊ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh