THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 09:45

Tôn vinh văn hóa các dân tộc Việt Nam

 

21 cộng đồng dân tộc cùng tham gia Ngày hội

“Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” 2018 đã thực sự là điểm hội tụ, lan tỏa truyền thống văn hóa vào dịp Tết cổ truyền dân tộc với sự tham gia của các già làng, trưởng bản tiêu biểu, nhân sĩ trí thức, nghệ nhân của 21 cộng đồng dân tộc đến từ 14 tỉnh/thành đại diện cho các dân tộc, vùng miền trong cả nước: dân tộc Mông (Hà Giang), Bố Y (Lào Cai); Si La, Mảng (Lai Châu), Cờ Lao, La Chí, Pu Péo (Hà Giang), Ơ Đu (Nghệ An), Chăm (Ninh Thuận), Giẻ Triêng, Xơ Đăng (Kon Tum); Dao (TP. Hà Nội); Tày (Thái Nguyên), Mường (Hòa Bình), Khơ Mú (Điện Biên), Thái (Sơn La), Mông (Hà Giang), Ê Đê (Đắk Lắk), Khmer (Sóc Trăng), Raglai (Ninh Thuận), Tà Ôi, Cơ Tu (Thừa Thiên Huế).

Trong khuôn khổ Ngày hội, nhiều hoạt động đã diễn ra như: Chương trình Bài ca mừng Đảng, mừng Xuân, Chủ tịch nước chúc Tết đồng bào các dân tộc; tái hiện các lễ hội truyền thống: Tái hiện Lễ hội Gầu Tào của dân tộc Mông, Tái hiện Lễ cưới của dân tộc Bố Y. Bên cạnh đó là Chương trình Hội xuân: Chương trình du xuân chợ Tết; Tết trồng cây - Mùa Xuân nhớ Bác; Chương trình xiếc hề “Be Clown”. Hoạt động trò chơi dân gian ngày Xuân dân tộc: Nhảy Sạp, đi cà kheo, bắn cung, đi cầu kiều, đánh đu… giao lưu tại không gian các nhà dân tộc Thái, Mường, Ê Đê, Tày; Giới thiệu ẩm thực, các loại món ngày Tết: bánh chưng, xôi nếp ba màu, gà quay dân tộc, lợn quay, thịt sấy… tại không gian các nhà dân tộc Thái, Mường, Tày, Khơ Mú.

 

Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định, sự đa dạng về văn hóa của các dân tộc anh em giống như những bông hoa rực rỡ cùng khoe sắc trong vườn hoa chung của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.

 

Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Ngọc Thiện cho biết: Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2018 là hoạt động rất có ý nghĩa được tổ chức thường niên trong suốt 7 năm qua từ năm 2011 đến nay, thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo Đảng và Nhà nước tới cộng đồng các dân tộc Việt Nam góp phần xây dựng và củng cố sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thực hiện chủ trương để chủ thể văn hóa tự giới thiệu về mình, hàng năm BQL đã phối hợp với các địa phương trong cả nước huy động đồng bào vùng dân tộc tham gia hoạt động theo hình thức luân phiên và thường xuyên. Qua 7 năm hoạt động, Làng đã đón hơn 7 nghìn lượt đồng bào từ các địa phương, tổ chức tái hiện hơn 300 lễ hội đặc sắc của các dân tộc. Trong đó, có nhiều lễ hội được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia như: Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Hát Xoan, Quan họ Bắc Ninh, Đờn ca tài tử Nam Bộ, Nghi lễ Bài chòi, Chơi kéo co, Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt, nghi lễ cấp sắc của người Dao, lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn… Các lễ hội do các chủ thể văn hóa là nghệ nhân, già làng, trưởng bản, đồng bào các dân tộc thực hiện, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc. “Bộ VHTTDL đã phối hợp tốt với các ban bộ, ngành và địa phương liên quan, tổ chức nhiều sự kiện văn hóa có ý nghĩa chính trị sâu sắc, góp phần hiện thực hóa các chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước trong việc bảo tồn phát huy các giá trị đặc sắc của văn hóa dân tộc Việt Nam và chính sách địa đoàn kết dân tộc. Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam đã ngày càng thu hút đông đảo du khách thăm quan. Các năm 2016, 2017, lượng khách đạt khoản khoảng 500 nghìn lượt người mỗi năm. Kế hoạch năm 2018 đón trên 550 nghìn lượt khách.” - Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cũng khẳng định.

Nơi hội tụ, điểm nhấn văn hóa các dân tộc Việt Nam

Điểm nhấn của Ngày hội năm nay là hành trình tham dự của Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Tại đây, Chủ tịch nước khẳng định, sự đa dạng về văn hóa của các dân tộc anh em giống như những bông hoa rực rỡ cùng khoe sắc trong vườn hoa chung của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam. Tháng Giêng khởi đầu cho một năm lao động, sản xuất. Mùa xuân là mùa của vạn vật sinh sôi nảy nở, mùa của những lễ hội truyền thống đặc sắc khai Xuân, cầu mùa gửi gắm ước mơ, hi vọng vào những mùa vàng bội thu. Những lễ hội xuân đậm sắc màu được hình thành sống động trong dòng chảy văn hóa các dân tộc.

Chủ tịch nước cũng cho rằng: Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam đã góp phần vào công cuộc bảo tồn, phát triển văn hóa trong những năm qua, không ngừng nỗ lực phấn đấu, khắc phục khó khăn, đạt được những kết quả quan trọng, góp phần bảo tồn, phát huy, khẳng định sức sống trường tồn của các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, từng bước hình thành điểm đến du lịch. Đặc biệt là Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” qua các năm đã tổ chức đón trên hàng chục nghìn lượt đồng bào các dân tộc tham gia 50 lễ hội, hoạt động. Đây là điểm hội tụ, lan tỏa truyền thống văn hóa, nhất là vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc. Chủ tịch nước đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng của Bộ VH-TT&DL, BQL Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam và đồng bào các dân tộc hoạt động tại Làng Văn hóa. Năm nay, Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” tiếp tục khởi sắc với nhiều hoạt động phong phú, ấn tượng của đồng bào các dân tộc cùng hội tụ về “Ngôi nhà chung” với “hành trang” là những lễ hội độc đáo, đặc sắc của dân tộc mình, những ý nguyện đoàn kết để cùng phát triển.

 

 

Chủ tịch nước tin tưởng và mong muốn các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, chức sắc tôn giáo, người có uy tín tiêu biểu đại diện các dân tộc, vùng, miền tiếp tục tích cực tuyên truyền, vận động để bà con các dân tộc thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, làm tốt công tác bảo tồn, giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, góp phần xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh để sắc xuân, khí xuân lan tỏa khắp mọi miền đất nước.

Tại buổi gặp mặt, các nghệ nhân, già làng trưởng bản cũng đã vui mừng bày tỏ những mong muốn của dân tộc mình nói riêng và cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung. Các bác, các anh các chị cũng hứa với Chủ tịch nước sẽ tiếp tục truyền dạy những đặc sắc của dân tộc mình đến các thế hệ sau để bản sắc văn hóa được trường tồn cùng dân tộc. 

NHƯ HOA

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
3 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh