THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 04:41

Tọa đàm: “Thúc đẩy đối thoại xã hội và thương lượng tập thể hiệu quả”

 

Mục tiêu của dự án nhằm giúp thúc đẩy đối thoại giữa người lao động – ban giám đốc công ty và thương lượng tập thể hiệu quả tại các doanh nghiệp trong ngành dệt may Việt Nam. Các đối tác thực hiện dự án tại Việt Nam bao gồm: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội dệt may, Bộ LĐ–TB&XH.

Các đại biểu chia sẻ việc thực hiện thí điểm xây dựng thỏa ước nhóm doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam

Dự án được triển khai trong vòng ba năm, tập trung trong nghành dệt may tại Hưng Yên, Thành phố Hồ Chí Minh và Đông Nai. Dự án đã đưa ra các mô hình về đối thoại giữa người lao động – ban giám đốc công ty và thương lượng tập thể nhóm doanh nghiệp. Từ đó có thể được nhân rộng và triển khai tại các doanh nghiệp trong ngành dệt may và các ngành khác.

Đối thoại xã hội giúp ngăn cản nguy cơ một bên nào đó quyết định tất cả vấn đề, tạo nên sự công bằng, dân chủ giữa các bên, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững chung. Để có thể thực hiện tốt việc này, cần có sự tôn trọng những quyền cơ bản của công ước quốc tế, đối thoại xã hội là một mục tiêu của Liên Hợp quốc.

Các yếu tố quyết định sự thành công của công tác đối thoại xã hội và thương lượng tập thể là phải có tầm nhìn dài hạn, những thành quả không chỉ đạt được trong ngày một ngày hai, phải có sự đầu tư. Phải xây dựng một mối quan hệ lao động thật tốt, để có sự thấu hiểu lẫn nhau. Các thương lượng phải minh bạch, tôn trọng ý kiến của các bên. Đây là một quá trình cần sự nỗ lực quan tâm, từng ngày.

Toàn cảnh tọa đàm

Tại buổi tọa đàm các vị đại biểu cũng đã thảo luận về kết quả nghiên cứu, khảo sát mô hình đối thoại xã hội tại Hà Lan, cũng như việc thí điểm xây dựng thỏa ước nhóm doanh nghiệp dệt may tại tỉnh Hưng Yên. Qua đó thống nhất, về vai trò của đối thoại giữa người lao động – ban giám đốc công ty và kết quả thỏa ước lao động tập thể nhóm doanh nghiệp có thể mang lại lợi ích cho tất cả các bên liên quan: Ví dụ như tăng năng xuất lao động cao hơn cho người sử dụng lao động, điều kiện việc làm tốt hơn cho người lao động và nền kinh tế ổn định hơn về phái chính phủ. Nói cách khác, mục đích của đối thoại hướng đến là “tất cả các bên cùng có lợi”.

Đối với các doanh nghiệp, vai trò của việc đối thoại giữa người lao động – ban giám đốc công ty và kết quả thỏa ước lao động tập thể nhóm doanh nghiệp có thể mang lại nhiều lợi ích như: Giảm tranh chấp lao động và đình công, người lao động gắn bó với doanh nghiệp hơn, lực lượng lao động tại doanh nghiệp ổn định hơn; người sử dụng lao động và người lao động hiểu nhau hơn nhờ đó đưa ra những giải pháp thực tiễn giúp tiết kiệm chi phí, tăng năng suất lao động và tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao hơn, mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp tại thị trường quốc tế…

Vân Khánh - Tuấn Anh

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh