THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 11:21

Xung quanh "Vụ VTV dàn dựng": Nhân văn sẽ chiến thắng!

 

Một nửa của sự thật… không bao giờ là sự thật.

Sau buổi họp báo ngày 2/8 của tỉnh Đăk Lắk, hàng loạt các báo mạng đã đưa thông tin về việc nhóm phóng viên của VTV đã dàn dựng trong vệt phóng sự điều tra phá rừng được phát sóng vào tháng 5/2016. Thông tin ngay sau đó đã được dư luận mà một số báo mạng như được cơn lên đồng bởi câu chuyện “Chiếc chổi quét rau” của VTV3 vẫn còn nhãn tiền.

Những lời lăng mạ, xúc phạm Đài truyền hình quốc gia ngập trên các trang mạng xã hội. Thông tin mà các báo đã đưa là nhóm phóng viên của VTV, cụ thể là VTV24 đã có hành vi dàn dựng phóng sự phá rừng, cho tiền các nhân vật để "diễn".

Tối ngày 2/8, khán giả của chương trình chuyển động 24h một lần nữa được xem lại màn ảo thuật cho những khối gỗ được đưa ra khỏi rừng dưới sự tiếp tay của những người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng.

May thay, không ít những khán giả ở Tây Nguyên, đặc biệt là Đăk Lắk, địa phương đang có diện tích rừng bị tàn phá lớn nhất cả nước, đã thực sự đồng cảm và cho rằng êkip thực hiện phóng sự của VTV24 đã rất dũng cảm.

Ngày 3/8 Một cuộc trao đổi trực tiếp của những lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk với nhóm phóng viên VTV24. Ông Nguyễn Tuấn Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắc Lắc khẳng định: “Đài Truyền hình VTV đưa phóng sự là hoàn toàn có chứ không phải không có. Thứ hai, những vấn đề xem xét để chúng ta có những bước để kiểm tra thông tin. Đồng chí Thắng (Phó giám đốc Công an tỉnh) nói là nói trong báo cáo trên cơ sở thẩm tra ban đầu và không có từ nào nói rằng là dàn dựng cả. Tôi xin khẳng định lại một lần nữa để các đồng chí ở VTV hiểu rằng, buổi họp báo ngày hôm qua, không có một ý gì để dẫn đến câu chuyện ngày hôm nay chúng tôi phải ngồi đây. Tôi khẳng định luôn, vì tôi là người chủ trì họp báo”.

Ông Trần Quốc Cường, Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Đăk Lắk cũng đã khẳng định: "Phóng sự của VTV24 đã giúp cho lãnh đạo tỉnh Đắk lắc kịp thời phát hiện một số vấn đề có liên quan trong công tác bảo vệ rừng, trong công tác cán bộ".

Có thể thấy những phát ngôn, những văn bản có chi tiết cho rằng phóng viên VTV dàn dựng làm phóng sự, là những văn bản thẩm tra ban đầu (tức là còn có thể có văn bản bổ sung và chỉnh sửa). Điều đáng nói hơn nữa là những văn bản và lời nói được các phóng viên ghi lại, không có trong 4 nôi dung chính của buổi họp báo ngày 2/8. Những văn bản ấy lại là những văn bản “mật” và tuyệt nhiên những chi tiết này đều được các báo giấu nhẹm. Và sự thật trên các mặt báo chỉ là một nửa.

Sự nhân văn sẽ chiến thắng?

11 giờ15' sáng 4/8, những hình ảnh đáng lẽ được cất đi làm kỷ niệm của nghề phóng viên điều tra, đã được phát đi trên sóng của Đài truyền hình quốc gia. Người ta thấy ở đó có cảnh phóng viên cho tiền người phá rừng. Thế nhưng “của cho không quan trọng bằng cách cho”, câu nói luôn đúng, clip may mắn được ghi lại bởi một quay phim của ekip cho thấy, sau khi quay phim xong, nhóm phóng viên vô tình được người phiên dịch cho biết nhân vật mà phóng viên vừa quay có hoàn cảnh hết sức đáng thương, thường xuyên bị chồng đánh, những đứa con đang đứng trước nguy cơ bị bỏ học. Xuất phát từ sự cảm thương giữa con người với con người, phóng viên  làm phóng sự đã giúp họ 500.000 đồng, với hi vọng giúp đỡ được phần nào khó khăn.

Không ít khán giả đã bật khóc khi nhìn thấy những hình ảnh nhân văn như thế mà lại bị hiểu lầm, và ai cũng hiểu nghề báo bạc, và tác phẩm báo có giá trị thường lắm lận đận để được ghi nhận.

Những hình ảnh mà tôi và mọi người được nhìn thấy trong câu chuyện tác nghiệp dọc dài đất nước của anh em nghề báo, dường như đang khép lại câu chuyện lùm xùm về việc tác nghiệp của nhóm phóng viên VTV24. Nhìn lại sự việc có thể thấy, trong khi hàng ngàn ha rừng đã bị phá hoại, hàng triệu con người đang bị ảnh hưởng, và những người thực hiện phóng sự đã phải chịu biết bao khó khăn vất vả để phản ánh câu chuyện, thế nhưng chẳng mấy ai quan tâm đến cánh rừng và sự vất vả ấy.

Những giọt nước mắt của người đàn bà bất hạnh đã minh oan cho toàn bộ êkip của VTV24. “Giải được họa thì má đã sưng”, không ít những khán giả vì bị ảnh hưởng bởi tin thất thiệt, khiến họ quay lưng lại với Đài truyền hình quốc gia.

Đến đây mới thấy nghề báo là thứ nghề nghiệt ngã, khi vinh thì thật khó tạo, mà cái nhục thì luôn cận kề.

CTV/Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh