Tinh tế người xưa
- Văn hóa - Giải trí
- 19:57 - 31/01/2017
Có lần ngồi xem, tôi thấy ông cẩn thận lặt từng lá, từng lá chứ không tuốt. Thấy tôi ngạc nhiên, ông bảo:
- Cây cối cũng như con người vậy, tuốt thì nhanh nhưng sẽ làm nó đau vì dập, gẫy.
- Sao ông không vặt hết lá để dồn dinh dưỡng cho cây mau nở hoa mà lại để lại mỗi cành vài lá? – Tôi hỏi?
Ông trầm ngâm:
- Không nên lặt hết, phải giữ lại một ít lá già, một ít lá bánh tẻ (lá trưởng thành) và cả lá non nữa cháu ạ. Cây, gia đình hay nói rộng ra là cả xã hội luôn cần có các thế hệ nối tiếp nhau tồn tại. Và muốn phát triển thì không được quên nguồn cội, quên những chiếc lá chắt chiu nắng gió cho cây nở hoa nên trở nên úa vàng.
Ông cũng hay ăn các loại thực phẩm được mang từ Bắc vào. Có lần thấy ông xào củ su hào có lẫn cả lá, tôi hỏi:
- Lá su hào cũng ăn được hả ông?
- Su hào thường chỉ ăn củ - ông bảo, nhưng lá non ăn cũng rất ngon. Có điều cháu có biết không?
- Sao ạ?
- Ăn không chỉ cần ngon mà còn cần đẹp nữa. Củ su hào màu trắng, xào lẫn với lá màu xanh, thêm chút đỏ của cà chua nữa vẫn hấp dẫn hơn mà.