THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 10:48

Tiến tới xóa bỏ khoảng cách tiền lương theo giới

 

Báo cáo nghiên cứu, thị trường lao động, tiền lương giữa nam và nữ cho thấy, có sự thay đổi mạnh, năm 2004 là 80%, năm 2014 tăng lên 90%. Đáng chú ý, ngành nông nghiệp thu nhập của lao động nữ bằng khoảng 82% của lao động nam, ở ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là 83%....

Theo báo cáo, trong 10 năm (từ 2004 - 2014), tỷ lệ lao động nữ tham gia vào thị trường lao động tăng từ 66,7% lên 75,2%, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn thấp hơn ở nam giới. Lao động nữ ở các nghề không đòi hỏi trình độ chuyên môn cao như: Nông, lâm nghiệp và thủy sản, dịch vụ... luôn chiếm tỷ trọng cao, nhưng việc làm không ổn định, tỷ lệ lao động nữ thất nghiệp luôn cao hơn nam giới. Trên phạm vi cả nước, khoảng cách tiền lương vẫn tồn tại và khác biệt giữa lao động nam và nữ.

Ảnh minh họa (nguồn Internet).

Năm 2004, bình quân tiền lương của lao động nữ chỉ bằng 3/4 của nam, đến giai đoạn 2012 - 2014, mức chênh lệch tuy có giảm, nhưng còn rất chậm. Khoảng cách tiền lương theo giới ở thành thị có độ giãn cách lớn hơn ở nông thôn. Nếu tính theo vị thế việc làm, hầu hết các nhóm đều tồn tại khoảng cách tiền lương theo giới, chỉ duy nhất nhóm lao động nữ là chủ cơ sở sản xuất kinh doanh có khoảng cách tiền lương theo giới hầu như không có... Cụ thể, tiền lương giữa nam và nữ năm 2004 là 80%,  đến năm 2014 tăng lên 90%, lao động nữ làm nông nghiệp bằng khoảng 82% của lao động nam, với ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là 83%... Dù Việt Nam đã có nhiều chính sách và quy định về lao động - việc làm, trong đó đạt sự tiến bộ bình đẳng về tiền công, tiền lương giữa nam và nữ. Tuy nhiên, chưa bao phủ rộng khắp thị trường, vẫn còn chênh lệch về tiền lương theo giới.

Theo các chuyên gia, một yếu tố tác động đến chênh lệch tiền lương theo giới là trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kĩ thuật, tuổi đời, tình trạng hôn nhân và các đặc điểm việc làm giữa nam và nữ, trong đó trình độ chuyên môn có tác động lớn nhất. Lao động nữ có trình độ chuyên môn - kĩ thuật càng cao thì khoảng cách tiền lương theo giới càng giảm, định kiến giới còn khá phổ biến đã tác động đến việc gia tăng chênh lệch tiền lương theo giới. Vẫn tồn tại quan niệm, tư tưởng nặng nề, “nhất bên trọng, nhất bên khinh” trong việc đào tạo, tuyển dụng, đề bạt... lao động nữ...

Theo bà Nguyễn Thị Tuyết Minh, Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ,  để thực hiện được mong muốn thu hẹp khoảng cách về tiền lương theo giới, cần có sự phối hợp đồng bộ và lấy ý kiến ủng hộ của các bộ, ngành, tổ chức xã hội, kể cả các đơn vị doanh nghiệp và người lao động trực tiếp để kéo họ vào cuộc, tuyên truyền cho họ thấu hiểu vấn đề...

Trong thời gian tới, để nâng cao nhận thức xã hội, từng bước thu hẹp, tiến tới xóa bỏ khoảng cách tiền lương theo giới, các đại biểu đã cơ bản nhất trí với các giải pháp, kiến nghị: Tiếp tục hoàn thiện các chính sách lao động, việc làm nhằm thúc đẩy bình đẳng giới, đề xuất xem xét chính sách tiền lương dưới góc độ trả lương theo năng suất lao động, hiệu quả công việc. Tập trung thúc đẩy bình đẳng giới trong giáo dục, đào tạo, đặc biệt với trẻ em gái vùng kinh tế khó khăn. Nâng cao trình độ lao động nữ thông qua các chương trình đào tạo nghề theo các hình thức linh hoạt, gắn dạy nghề với tạo việc làm phù hợp. Tăng cường công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật về lao động cho các chủ sử dụng lao động và bản thân lao động nữ, đồng thời giám sát đảm bảo quyền thực thi của lao động nữ tại nơi làm việc...   

VĂN LÝ/Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh