THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 09:39

TS Ngô Tự Lập – người luôn lạc quan với văn hóa đọc của giới trẻ

 

Nhà báo Phan Đăng và tiến sĩ Ngô Tự Lập.

 

Ngày nay dưới sự phát triển của công nghệ internet, mạng xã hội người trẻ dường như đang quay lưng với việc đọc sách, vì thế Kiễng ra đời. Đây là câu lạc bộ dành cho những người trẻ yêu sách, những người đang trăn trở về việc mình đọc sách gì và đọc sao cho đúng.

Nhà báo Phan Đăng giải thích: “Đôi khi chúng ta chỉ cần kiễng lên một chút thôi chúng ta sẽ thấy những gì mà không kiễng, chúng ta không thể thấy được”. Đúng như vậy các bạn trẻ đến với tọa đàm để kiễng lên thấy những gì mà các bạn vẫn đang đi tìm qua cuộc đối thoại với TS Ngô Tự Lập.

Khác với suy nghĩ chung của các nhà học thuật, báo đài hiện nay TS Ngô Tự Lập không hề phê phán mà vẫn luôn lạc quan trước sự nghệp đọc sách của các bạn trẻ. Ông cho rằng, những người đồng nghiệp cùng tuổi thường kêu ca, phàn nàn về giới trẻ nhưng “việc kêu” đó vẫn diễn ra hàng nghìn năm nay. Nhân loại luôn tiến bộ, những người đi trước đã dựa trên những thước đo cũ để đánh giá giới trẻ.

Tuy nhiên không thể phủ nhận tất cả những lo lắng về việc đọc sách. Một vấn để nổi cộm hiện nay mà nhà báo Phan Đăng nhắc đến là việc đọc ngôn tình. Dòng sách được báo đài và những nhà học thuật cho là sách rác nhưng lại được các bạn trẻ vô cùng yêu thích.

Một lần nữa đi ngược lại những người cùng tuổi, TS Ngô Tự Lập dựa trên góc độ các bạn trẻ để suy nghĩ. Theo ông việc đọc ngôn tình không xấu nhưng chỉ đọc nó mới là vấn đề. Ông nhận định: “Chỉ đọc ngôn tình thì đáng thương quá. Ngôn tình không cấm nhưng chỉ đọc ngôn tình chúng ta tự làm mình nghèo đi”. Việc các bạn trẻ chỉ đọc ngôn tình giống như việc chỉ ăn một món ăn duy nhất trên bàn ăn các bạn đã tự làm hại sức khỏe và trí tuệ của mình.

Sách được tạo ra để con người chung sống với nhân loại. Nói về việc các bạn trẻ nên chọn sách gì để đọc, TS Ngô Tự Lập cho rằng, có hai loại cần thiết đó là sách công cụ và sách về triết học. Chúng ta nên dựa vào nhu cầu riêng trong từng lĩnh vực để chọn sách công cụ như sách luật hay sách kinh tế… nhưng phải học triết học để hiểu người, hiểu vật và hiểu thế giới.

Là một giảng viên của môn Triết tại Đại học Quốc gia Hà Nội, TS Ngô Tự Lập cho rằng, sở dĩ sinh viên sợ và chán môn Triết là do cách giảng dạy một chiều và lặp đi lặp lại, trong khi triết là những suy nghĩ đa chiều. Với tư cách một người thầy ông cho rằng, chỉ hiểu biết thôi chưa đủ mà phải có phương pháp giảng dạy tốt mới gây hứng thú được với sinh viên. Ông cũng mạnh dạn đề nghị giáo dục nên cải cách đưa môn Triết vào dạy từ cấp ba.

 

Các bạn trẻ chăm chú lắng nghe.


 Buổi tọa đàm diễn ra khá sôi nổi không chỉ là đối thoại giữa hai người mà còn là đối thoại giữa các bạn trẻ.  Qua đó các lý do về việc người Việt lười đọc sách đã được tìm ra nhưng lý do chính là sự tùy biến trong ngôn ngữ và tư duy dẫn đến thiếu hụt về nhận thức. Cũng có bạn trẻ cho rằng thay vì tìm lý do thì chúng ta nên trách mình trước vì chính bản thân chúng ta không hứng thú với việc đọc. Khi xem một quyển sách chúng ta thường đọc lướt qua mà không tìm hiểu kĩ nội dung bên trong, hay đọc sách qua bìa sách, đọc nhiều vấn đề, nhiều ý kiến trái chiều nhưng không biết chọn lọc gây ra hoang mang.

Trong thời gian ngắn, buổi tọa đàm có thể chưa giải quyết hết được các vấn đề của bạn nhưng các bạn trẻ đã không uổng phí khi dành thời gian lắng nghe, chia sẻ những tâm sự về đọc sách và những quyển sách các bạn tâm đắc. Kiễng sẽ còn tổ chức các buổi tọa đàm với những diễn giả đặc biệt khác hy vọng các bạn vẫn còn băn khoăn sẽ tìm ra câu trả lời và hướng đi cho việc đọc sách của mình.

TRANG VŨ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh