THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 04:37

Hướng con trẻ tới thói quen thích đọc sách

 

Không thích sách, trẻ dễ chán học văn 

Trẻ em ngày nay từ nông thôn tới thành thị đều mất dần thói quen và niềm đam mê đối với việc đọc sách. Nhiều trẻ không có kệ sách, có chăng chỉ là vài cuốn truyện tranh để đầu giường. Trẻ lười đọc sách dẫn đến trẻ nói năng vụng về, diễn đạt cộc lốc, khả năng viết văn kém, thiếu tư duy ngôn ngữ. Đó là những lý do khiến trẻ chán ghét học Văn. Khi trưởng thành trẻ kém giao tiếp, chỉ số cảm xúc (EQ) thấp dễ đẩy trẻ vào trạng thái tự ti, bi quan, ích kỷ…

Mặc dù việc trẻ xa rời thói quen đọc sách là do những sự tác động mạnh mẽ của công nghệ hiện đại nhưng trong đó cũng có phần lỗi từ phía gia đình, nhà trường, xã hội. Trong các nhà trường, thư viện không có nhiều sách dành cho trẻ và cũng không được mở cửa thường xuyên để trẻ đến đọc sách. Rất hiếm thầy cô dạy Văn giới thiệu sách hay cho học sinh đọc, hướng dẫn các em tìm đọc sách. Mỗi giờ Văn chỉ là dạy cho xong tiết để không bị cháy giáo án. Trong nhiều gia đình hiện nay, ngay từ lúc chỉ mới vài tháng tuổi, bố mẹ đã cho trẻ xem ti vi, vi tính để dụ trẻ ăn, dỗ trẻ nín. Trẻ quen với những hình ảnh, âm thanh trên các phương tiện này hơn là những ngôn ngữ, hình ảnh trong những cuốn sách. Thói quen xem ti vi, vi tính từ nhỏ cho đến khi lớn lên, khiến trẻ em luôn bị cuốn hút vào những thế giới của hình ảnh, âm thanh mà xa rời thế giới của sách, của ngôn ngữ. Khi trong gia đình, trẻ không có thói quen đọc sách thì khi đi học trẻ không hứng thú, thậm chí chán ghét với việc học Văn là điều dễ hiểu.

 

Đọc sách sẽ khơi dậy cảm xúc, tình yêu thương của trẻ.

Cùng trẻ đọc sách

Theo các chuyên gia tâm lý giáo duc, cha mẹ cần tạo cho trẻ thói quen đọc sách càng sớm càng tốt. Ngay từ trong bụng mẹ khi trẻ có khả năng nghe, các bà mẹ, ông bố có thể đọc cho con nghe thường xuyên những câu chuyện cổ tích thú vị, vui tươi hoặc những bài thơ nhẹ nhàng, ngộ nghĩnh. Khi trẻ sinh ra, bà mẹ, ông bố tiếp tục cho trẻ nghe và nhìn cuốn sách mà trẻ đã được nghe khi còn trong bụng, trẻ sẽ có thói quen và thích được nghe đọc sách. Các ông bố, bà mẹ có thể đọc những câu chuyện cổ tích có ngữ điệu kèm hình minh họa cho trẻ vào mỗi tối trước khi trẻ đi ngủ.

Người mẹ và tất cả những thành viên trong gia đình phải cùng duy trì thói quen đọc sách cho trẻ nghe hoặc đọc sách cùng trẻ cho đến khi trẻ lên 5- 6 tuổi. Nếu kiên trì thực hiện hành động này trong vòng 3 năm, trẻ sẽ có thói quen ham mê đọc sách và phát triển tư duy, tâm hồn khỏe mạnh, nhanh nhẹn hơn những đứa trẻ cùng trang lứa không được bố mẹ truyền dạy thói quen đó ngay từ nhỏ.

Qua sách, các phụ huynh có thể dạy cho trẻ cách ứng xử, khơi dậy cảm xúc, tình yêu thương của trẻ. Để đạt được điều này, phụ huynh cần biết cách chọn sách và đọc sách cho trẻ. Nên chọn cho trẻ những cuốn sách minh họa đẹp,  dễ đọc; từ ngữ và tranh ảnh toát lên nội dung của cuốn sách, phù hợp với lứa tuổi, sở thích của trẻ. Hành động và các nhân vật trong sách không khiến trẻ cảm thấy giáo điều.

Truyện không mang tính chê bai hay giễu cợt một nhân vật nào đó,  mà có những đức tính tốt phụ huynh mong muốn trẻ có. Nội dung câu chuyện cung cấp các kiến thức gần gũi cuộc sống và bổ sung kiến thức về lĩnh vực mà bé thích. Phụ huynh nên ưu tiên sách văn học dân gian- những tác phẩm đã đi vào lòng người.

Khi đọc sách cho trẻ phụ huynh nên tạo không gian đọc sách mà trẻ yêu thích và đọc cuốn sách diễn cảm nhất có thể được. Phụ huynh có thể thảo luận về câu chuyện đã đọc giúp bé hiểu và nắm bắt được câu chuyện một cách sống động. Một truyện có thể đọc đi đọc lại trong vài hôm nếu trẻ thích.

Nguyễn Thị Cẩm Tiên/Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2021-2022

Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2021-2022

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành công văn gửi các Sở GD&ĐT, Cục Nhà trường, Ban Phụ nữ Quân đội (Bộ Quốc phòng) hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm...
3 năm trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh