THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 10:00

Tiền Giang: Hiệu quả từ các chính sách đến với hộ nghèo

 

Đồng bộ các chính sách, dự án

Hiện ban chỉ đạo giảm nghèo ở các địa phương được củng cố, có xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể đồng thời tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách, dự án hỗ trợ giảm nghèo có hiệu quả tại địa phương. Nhìn chung, người nghèo đã tiếp cận thuận tiện hơn các chính sách trợ giúp của nhà nước, như: Chính sách hỗ trợ giáo dục - đào tạo; chính sách hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, cận nghèo; chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo; chính sách đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn; chính sách cho vay tín dụng ưu đãi, hướng dẫn cách làm ăn và khuyến nông - lâm - ngư; chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo…; cơ sở hạ tầng nông thôn được tăng cường trên cơ sở triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới; đời sống của người nghèo được từng bước cải thiện, an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Theo ông Phạm Minh Trí – GĐ Sở LĐ-TB&XH tỉnh Tiền Giang: Trong 6 tháng đầu năm, tỉnh hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các huyện nghèo. Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo. Đặc biệt, hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn 11 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo. Ngân sách trung ương bố trí 3.300 triệu đồng; Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và xã hội đã hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo năm 2018. Và hỗ trợ cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

“Trong 5 tháng đầu năm 2018, Ngân hàng Chính sách xã hội đã giải ngân cho 14.429 lượt hộ nghèo, cận nghèo vay vốn từ 9 chương trình hỗ trợ (hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo, phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, học sinh, sinh viên, nước sạch và vệ sinh môi trường, xuất khẩu lao động, làm nhà ở) với tổng số tiền hơn 275,631 tỷ đồng. Nhìn chung, vốn cho vay được các đối tượng sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, người nghèo tiếp cận thuận lợi, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập”, ông Trí cho biết thêm.

Hỗ trợ sinh kế giúp dân thoát nghèo bền vững

 

Xã hội hóa công tác giảm nghèo

Hiện nay, nhìn chung, người nghèo đã tiếp cận thuận tiện hơn các chính sách trợ giúp của nhà nước. Người dân đã bước đầu nhận thức được ý nghĩa các chính sách hỗ trợ của nhà nước trong phát triển sản xuất để có thu nhập ổn định góp phần tạo việc làm, giảm nghèo và phát triển kinh tế nông thôn.

Đặc biệt, thời gian qua tỉnh đã huy động được các nguồn lực cho công tác giảm nghèo thông qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Hội, đoàn  thể các cấp đã đẩy mạnh công tác vận động các tập thể, cá nhân ủng hộ người nghèo, trong 06 tháng đầu năm 2018, toàn tỉnh đã huy động được 91,921,144 tỷ đồng, trong đó: Chương trình an sinh xã hội là 85,040 tỷ đồng, Quỹ “Vì người nghèo” là 6,880 tỷ đồng.

Ngoài nguồn vận động và hỗ trợ từ Quỹ “Vì người nghèo”, Mặt trận các cấp phối hợp với các tổ chức đoàn thể, hội quần chúng vận động thực hiện các chương trình an sinh xã hội bằng các công trình, dự án… tổng trị giá lên đến 85,04 tỷ đồng.

Vận động thực hiện các công trình dân sinh: vận động các tổ chức và nhân dân đóng góp 6,004 tỷ đồng để thực hiện các công trình dân sinh. Các công trình trên góp phần cải thiện điều kiện sinh hoạt của nhân dân, tạo mỹ quan ở khu dân cư và góp phần xây dựng nông thôn mới.

Ông Phạm Minh Trí cho biết: Trong bối cảnh kinh tế của tỉnh gặp nhiều khó khăn, Ủy ban nhân dân tỉnh vẫn chỉ đạo ưu tiên cho công tác giảm nghèo, luôn xác định là nhiệm vụ quan trọng và được đặt trong chương trình tổng thể phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh cũng như ở mỗi địa phương. Tỉnh đã tập trung huy động sự vào cuộc của cả cộng đồng trong công tác giảm nghèo và triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách giảm nghèo. Với những nỗ lực này, trong năm 2017, kết quả giảm 0,95% tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra là 0,66%/năm.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên (Hội Nông dân Việt Nam, Hội phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam…) đã tổ chức, động viên các đoàn viên, hội viên tích cực tham gia thực hiện và giám sát có hiệu quả các nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Tỉnh tiếp tục phấn đấu đến cuối năm 2018 giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 của tỉnh xuống còn 3,69% so với số hộ toàn tỉnh (giảm 0,5%, tương đương 2.360 hộ).

PHA LÊ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh