Thừa Thiên - Huế: Vai trò của người phụ nữ ngày càng được xem trọng
- Dược liệu
- 00:07 - 14/12/2019
- Thừa Thiên – Huế: Lính biên phòng làm cha nuôi trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
- Phụ nữ dân tộc thiểu số thường chịu nhiều tổn thương do bạo lực giới
- Thừa Thiên - Huế: Đưa vào sử dụng nhà trung chuyển dành cho người khuyết tật đạt Quy chuẩn quốc gia
- Thừa Thiên – Huế: Đảm bảo chi trả, trợ cấp cho đối tượng bảo trợ xã hội, người nghèo dịp Tết Nguyên đán
Vừa qua, Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên – Huế đã phối hợp với sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh tổ chức sơ kết Mô hình xây dựng, sửa đổi hương ước, quy ước đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới ở các huyện A Lưới, nam Đông, Phong Điền từ năm 2012 đến nay.
Theo Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên – Huế, tại huyện A Lưới, từ năm 2012 – 2014, mô hình đã được triển khai tại địa bàn 13 xã, thị trấn, gồm: Bắc Sơn, Đông Sơn, Hồng Bắc, Hồng Kim, Hồng Vân, A Ngo, Hồng Quảng, Hồng Thượng, thị trấn A Lưới, A Roàng, A Đớt, Hương Phong và xã Nhâm. Đến nay, 100% các làng, thôn, tổ dân phố tại A Lưới triển khai xây dựng và thực hiện có hiệu quả mô hình (97 làng, thôn, tổ dân phố của các xã, thị trấn).
Đến năm 2017, mô hình được triển khai đến toàn bộ các xã, thị trấn thuộc huyện Nam Đông. Hiện đã có 54/60 quy ước thôn, tổ dân phố được Chủ tịch UBND huyện ra Quyết định phê duyệt đưa nội dung bình đẳng giới vào quy ước
Năm 2018, Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức Hội nghị triển khai hướng dẫn nội dung bình đẳng giới vào quy ước văn hóa các thôn trên địa bàn huyện Phong Điền. Hiện có 130/135 thôn, bản, tổ dân phố xây dựng lồng ghép nội dung Luật Bình đẳng giới vào trong quy ước, hương ước nhằm tạo sự chuyển biến trong nhận thức của người dân, từng bước giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình ở địa phương.
Sau khi bổ sung các nội dung bình đẳng giới vào quy ước xây dựng thôn, tổ dân phố văn hóa đã có những tác động tích cực, từng bước đưa Luật Bình đẳng giới vào cuộc sống của người dân; các vấn đề về hôn nhân và gia đình, công tác về phòng, chống bạo lực gia đình, các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình được ngăn chặn và giảm thiểu các vấn đề xã hội khác tại các địa bàn dân cư đã xây dựng mô hình được thực hiện tốt hơn.
Trong gia đình, vai trò của người phụ nữ đã được cải thiện đáng kể, người phụ nữ được tôn trọng và được tham gia nhiều hơn vào các quyết định trong gia đình và các hoạt động sản xuất tạo thu nhập cho gia đình. So với nhiều năm trước đây, thời gian nữ tham gia công việc gia đình hiện nay trong nhiều gia đình có sự chia sẻ của nam giới ngày càng tăng. Nhiều lao động nam tham gia chăm sóc gia đình, nấu ăn, giặt giũ, tham gia phụ giúp phụ nữ trong chăn nuôi, chăm vườn… ngày càng nhiều.