THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 11:18

Thừa Thiên Huế triển khai nhân rộng mô hình giảm nghèo

 

Mô hình nuôi heo tại xã biên giới đặc biệt khó khăn Hồng Thủy (thuộc huyện A Lưới).


Trong những năm qua, công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh năm 2016 giảm còn 7,19%. Tuy nhiên, kết quả tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo gần đây theo chuẩn tiếp cận đa chiều vẫn còn cao, tập trung ở vùng nông thôn, miền núi; nhất là ở 2 huyện A Lưới và Nam Đông. Kết quả giảm nghèo của tỉnh chưa thật sự vững chắc, vẫn xảy ra tình trạng tái nghèo, đặc biệt là ở những huyện miền núi, vùng cao, biên giới. Công tác dạy nghề cho lao động nông thôn, hộ nghèo chưa thực sự gắn với nhu cầu của thị trường; cho vay tín dụng ưu đãi chưa gắn với hỗ trợ và hướng dẫn về sản xuất, khuyến nông một cách hiệu quả...

Hoạt động nhân rộng mô hình giảm nghèo tại Thừa Thiên Huế theo nguồn vốn năm 2017 sẽ được chia làm 3 tiểu Dự án. Một số mô hình giảm nghèo được lựa chọn nhân rộng, như: mô hình nuôi cá lồng trên sông Bồ, nuôi gà Ai Cập lấy trứng, mô hình trồng nấm rơm, mô hình trồng rau sạch an toàn, nuôi bò nhốt chuồng và chồng cỏ, mô hình cánh đồng lớn lúa chất lượng, trồng sen xen cá, nuôi lợn nái F1,… Đây được xem là những mô hình dễ thực hiện và hiệu quả, phù hợp với điều kiện các địa phương và người dân nơi được lựa chọn hỗ trợ.

Theo ông Hà Văn Tuấn, Giám đốc Sở LĐ - TB&XH Thừa Thiên Huế, để hoạt động nhân rộng mô hình giảm nghèo cũng như nguồn vốn được phân bổ đạt hiệu quả cao, các địa phương cần: nhanh chóng định hướng những việc quan trong cần làm trong thời gian tới; lựa chọn các mô hình hay, phù hợp với điều kiện của địa phương, của người dân thụ hưởng; những đối tượng nghèo có ý chí vươn lên, có điều kiện để thực hiện mô hình cần được ưu tiên lựa chọn trước.

THẢO VI

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh