CHỦ NHẬT, NGÀY 03 THÁNG 11 NĂM 2024 07:42

Thừa Thiên Huế tăng cường công tác truyền thông về giáo dục nghề nghiệp

Công tác giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Công tác giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Theo đó, việc đẩy mạnh tuyên truyền về giáo dục nghề nghiệp nhằm truyền tải đầy đủ, kịp thời đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tới người dân và toàn xã hội; lan tỏa sâu rộng hình ảnh, giá trị giáo dục nghề nghiệp trong đời sống kinh tế xã hội; nâng cao nhận thức và thu hút sự quan tâm của người dân, xã hội, doanh nghiệp góp phần mở rộng quy mô, đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục nghề nghiệp. 

Bên cạnh đó, tạo sự chuyển biến trong công tác phân luồng học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông vào giáo dục nghề nghiệp; hỗ trợ công tác tuyển sinh, hướng nghiệp, lập nghiệp, khởi nghiệp.

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu công tác thông tin, tuyên truyền một cách sâu, rộng bằng nhiều hình thức, có trọng tâm, trọng điểm, đúng chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, bám sát nội dung, yêu cầu của Luật Giáo dục nghề nghiệp và các văn bản hướng dẫn thực hiện. 

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới hình thức, áp dụng mô hình truyền thông mới đảm bảo thiết thực, hiệu quả, phù hợp với từng nhóm đối tượng; hướng công tác truyền thông đến cơ sở giáo dục nghề nghiệp và địa phương cơ sở đang hoạt động, tập trung chú trọng đến phụ huynh và học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông. 

Đảm bảo nguồn lực cần thiết cho công tác truyền thông. Có sự tham gia, phối hợp của các sở, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông; các doanh nghiệp; cơ quan thông tấn, báo ch trung ương và địa phương.

Đối tượng tuyên truyền là học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông và gia đình; lao động nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã; bộ đội xuất ngũ; thanh niên hoàn thành nghĩa vụ công an, nghĩa vụ quân sự, người lao động bị mất việc làm. Học sinh, sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; học viên, sinh viên các cơ sở giáo dục đại học. Doanh nghiệp, người sử dụng lao động. Các cấp ủy đảng; Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp; các sở, ban, ngành, đoàn thể; Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội các huyện thị xã, thành phố; cơ quan chủ quản của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Người dân và các đối tượng khác.

Các hoạt động truyền thông được triển khai thực hiện gồm: Triển khai bộ nhận diện giáo dục nghề nghiệp nói chung và bộ nhận diện giáo dục nghề nghiệp cho các hoạt động, sự kiện nói riêng. Ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng các các cổng/trang thông tin, các phần mềm, ứng dụng phục vụ công tác truyền thông kết hợp với các hoạt động chuyên môn như tuyển sinh, đào tạo, đánh giá kết quả. Xây dựng, biên tập, số hóa, phát hành các nội dung, ấn phẩm phục vụ công tác tuyên truyền. Xây dựng các pa-nô, đề-can, màn hình,... quảng bá hình ảnh, thông điệp về giáo dục nghề nghiệp tại các khu công cộng, công viên, nơi đông người. Phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội để tổ chức các hoạt động, sự kiện tuyên truyền về giáo dục nghề nghiệp. Tăng cường cập nhật, phổ biến thông tin trên mạng xã hội, kênh truyền hình trực tuyến.

CAO TIẾN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh