Thừa Thiên Huế quyết tâm cải thiện điều kiện làm việc, kiềm chế tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Bài thuốc hay
- 12:25 - 26/04/2023
- Bộ trưởng Bộ TT&TT đề nghị nghiên cứu giải bài toán khó về chuyển đổi số cho Thừa Thiên Huế
- Thừa Thiên Huế có nhiều sáng tạo trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
- Thừa Thiên Huế ưu tiên giải quyết nhà ở cho các đối tượng chính sách xã hội
- Thừa Thiên Huế: Vốn tín dụng ưu đãi giúp nâng cao đời sống hộ nghèo và đối tượng chính sách
Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2023 có chủ đề “Tăng cường xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn và cải thiện điều kiện lao động, giảm căng thẳng tại nơi làm việc" và Tháng công nhân với chủ đề “Kết nối công nhân, xây dựng tổ chức”.
Trong Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân sẽ diễn ra nhiều hoạt động tuyên truyền giáo dục thực hiện ATVSLĐ theo chủ đề, về truyền thống đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân, của tổ chức công đoàn Việt Nam, các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Bên cạnh đó, ác cấp công đoàn đồng loạt tổ chức các hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, nhằm kết nối tập hợp đoàn kết công nhân người lao động, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh.
Ông Hồ Dần - Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, trong năm 2022, công tác ATVSLĐ trên địa bàn tỉnh được các cấp, các ngành, doanh nghiệp triển khai đồng bộ, đạt nhiều kết quả đáng khích lệ. Công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện được tăng cường. Các hoạt động truyền thông, huấn luyện tiếp tục được đẩy mạnh. Các doanh nghiệp, cơ sở đã chủ động xây dựng kế hoạch và đầu tư kinh phí cho công tác ATVSLĐ.
Các Sở, ban ngành tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về ATVSLĐ, đặc biệt chú trọng kiểm tra tại các công trình xây dựng, cơ sở có ngành nghề nguy cơ cao dễ xảy ra tai nạn lao động. Qua thanh tra, kiểm tra, cơ quan chức năng đã xử lý vi phạm hành chính 4 doanh nghiệp, với tổng số tiền 64 triệu đồng. Nhờ đó, ý thức về an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp và người lao động được cải thiện rõ rệt.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác ATVSLĐ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Số vụ tai nạn lao động, số người mắc bệnh nghề nghiệp, số sự cố nghiêm trọng vẫn còn xảy ra và đáng lo ngại. Năm 2022, tại Thừa Thiên Huế xảy ra 7 vụ tai nạn lao động, làm 7 người chết. Trong 4 tháng đầu năm 2023, tai nạn lao động làm chết người, sự cố cháy nổ vẫn còn xảy ra. Những mất mát về con người và thiệt hại vật chất do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là rất lớn, để lại những nỗi đau cho nhiều gia đình và gánh nặng đối với xã hội.
Về kết quả Tháng công nhân năm 2022, ông Trần Quang Vinh - Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, đã có 133 công đoàn cơ sở doanh nghiệp triển khai thực hiện Tháng công nhân; trao hỗ trợ xây dựng “Mái ấm công đoàn” cho 23 đoàn viên, người lao động. Các cơ quan, đơn vị đã tổ chức thăm hỏi 20 đoàn viên, người lao động bị tai nạn lao động; chi hỗ trợ 141 triệu đồng cho 280 đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; tổ chức các chương trình “đối thoại tháng 5”. Ngoài ra, từ nguồn kinh phí Công đoàn, các cấp công đoàn và doanh nghiệp đã tổ chức triển khai các hoạt động chăm lo đời sống, đưa các sản phẩm, dịch vụ ưu đãi đến đoàn viên, người lao động.
Phát biểu chỉ đạo tại lễ phát động, ông Nguyễn Thanh Bình – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị toàn tỉnh quyết tâm hành động chăm lo, kiểm soát tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và bảo vệ nguồn nhân lực. Vì nhân lực là vốn quý nhất của mỗi doanh nghiệp, mỗi quốc gia và để hướng tới một nền sản xuất an toàn, có trách nhiệm xã hội, tăng năng suất lao động và hiệu quả cao.
Để Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân trong thời gian tới triển khai hiệu quả, ông Bình đề nghị các Sở, ban ngành, địa phương, doanh nghiệp tập trung quán triệt Chỉ thị của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác ATVSLĐ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; Luật ATVSLĐ và các văn bản hướng dẫn thi hành để người sử dụng lao động và người lao động thực hiện nghiêm túc trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Các Sở, ban, ngành, địa phương, doanh nghiệp cần chủ động phối hợp chặt chẽ trong triển khai các hoạt động; chú trọng mở rộng triển khai các hoạt động về ATVSLĐ tới cấp xã, cả trong khu vực không có quan hệ lao động, trong nông nghiệp và các làng nghề, tạo sự lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng. Nhân rộng các mô hình đảm bảo An toàn vệ sinh lao động; nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra; xử lý nghiêm các vi phạm.
Đối với các doanh nghiệp, cơ sở cần tăng cường đầu tư, xây dựng hệ thống quản lý ATVSLĐ; tự kiểm tra, đánh giá các nguy cơ, rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc để chủ động kiểm soát phòng ngừa các yếu tố nguy hiểm, có hại, thường xuyên cải thiện điều kiện lao động; đẩy mạnh công tác đánh giá, rà soát các nội quy, quy trình bảo đảm an toàn vệ sinh lao động, kỹ năng đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại; tăng cường phòng ngừa hạn chế tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
Đối với người lao động cần tuân thủ chặt chẽ các quy định nội quy về ATVSLĐ tại nơi sản xuất; tham gia tích cực các phong trào đảm bảo ATVSLĐ, tuân thủ các quy trình, nội quy an toàn khi lao động; tích cực học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật làm việc với năng suất cao chất lượng tốt, góp phần phục hồi, thúc đẩy phát triển các hoạt động phát triển về kinh tế xã hội.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đề nghị công đoàn, hội nông dân, các tổ chức đoàn thể, các cấp, đại diện người sử dụng lao động chung tay góp sức với chính quyền cơ sở nâng cao nhận thức cho người sử dụng lao động và người lao động về ATVSLĐ; phối hợp tuyên truyền về ATVSLĐ cho đoàn viên, hội viên; phát động các phong trào thi đua về ATVSLĐ và Tháng công nhân, xem đây là ngày hội của người lao động và doanh nghiệp.