Thừa Thiên Huế phấn đấu đến 2025 giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 2 - 2,2%
- Dược liệu
- 10:09 - 27/03/2022
- A Lưới (Thừa Thiên Huế): Tập trung cho công tác giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2022 - 2025
- Thừa Thiên Huế triển khai chương trình phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới
- Trao quà quỹ Thiện Tâm cho thương binh, bệnh binh nặng tại Thừa Thiên Huế
- Thừa Thiên Huế tiếp nhận gần 3,3 tỷ đồng hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Cụ thể, Thừa Thiên Huế phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo tại khu vực nông thôn còn dưới 1,5%, khu vực miền núi giảm còn dưới 5%; khu vực thành thị (gồm các phường, thị trấn) không còn hộ nghèo (trừ hộ nghèo không có khả năng lao động); các xã có tỷ lệ nghèo cao trên 25% giảm bình quân từ 3,5 - 4,0%/năm; tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số mỗi năm giảm trên 3% (riêng huyện A Lưới mỗi năm giảm 7 - 9%); không có hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng.
Đến cuối năm 2025, tỷ lệ hộ cận nghèo của tỉnh đảm bảo giảm thấp hơn tỷ lệ hộ cận nghèo chung của cả nước. Đồng thời, đảm bảo nguồn vốn cho vay 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo đủ điều kiện, có nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh; phấn đấu 100% người nghèo trong độ tuổi, đủ năng lực lao động có nhu cầu học nghề được hỗ trợ đào tạo nghề, tập huấn và định hướng nghề nghiệp, được ưu tiên giới thiệu việc làm để có việc làm ổn định.
Trọng tâm của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế là huyện nghèo A Lưới, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển.
Đối tượng áp dụng là những hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo (trong vòng 36 tháng, kể từ thời điểm hộ được cấp có thẩm quyền công nhận thoát nghèo). Ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng; trẻ em, người khuyết tật, phụ nữ thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo. Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển. Huyện nghèo A Lưới, 7 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn huyện A Lưới.
Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành đối với Chương trình giảm nghèo bền vững; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động thực hiện công tác giảm nghèo bền vững; tăng cường công tác quản lý nhà nước; hoàn thiện tổ chức bộ máy và cơ chế điều hành; tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo. Huy động tối đa nguồn lực thực hiện công tác giảm nghèo bền vững. Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, ứng dụng công nghệ thông tin, kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác giảm nghèo bền vững.
Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ được triển khai theo 7 Dự án thành phần, gồm: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội huyện A Lưới, 7 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển; đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng; phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững; hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo huyện A Lưới; truyền thông giảm nghèo về thông tin; nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá Chương trình.