THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 06:27

Thủ tướng: Đại học Huế phải là trung tâm đổi mới giáo dục đại học

Biểu dương thành tích mà Đại học Huế đạt được thời gian qua, Thủ tướng chỉ ra một số tồn tại, bất cập như trong khi số ngành đào tạo khá lớn (119 chuyên ngành đào tạo đại học, 81 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ, 52 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ) thì tỉ lệ có việc làm của sinh viên tốt nghiệp chưa cao. Một số ngành như sư phạm, nông lâm, giáo dục thể chất, tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm còn rất thấp. Số bài báo trên các tạp chí quốc tế của Đại học Huế tăng lên nhưng định hướng nghiên cứu chưa rõ nét. Hoạt động sáng tạo và khởi nghiệp cho sinh viên còn mờ nhạt.

“Tự chủ là lối ra cho đại học Việt Nam nhưng chúng ta còn lúng túng”, Thủ tướng nói và đặt vấn đề mô hình nào để tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu và đại học có thể phát triển, có thể phục vụ tốt nhất cho giảng dạy, cho sinh viên.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn Đại học Huế phải là một trung tâm đổi mới trong sự phát triển giáo dụcđại họ.Ảnh:VGP

Người đứng đầu Chính phủ đặt câu hỏi: “Vai trò của Bộ Giáo dục và Đào tạo ở mức độ nào đối với trường và mô hình Đại học Huế như thế nào đối với các trường thành viên? Chứ không phải bao cấp, xin-cho, bị động, cứ thủ tục hành chính suốt, từ đại học thành viên, đến đại học cấp trên, đại học khu vực rồi lại xin lên bộ nữa. Cơ chế xin-cho nhiều quá thì không ổn, không phát huy được năng lực con người, nhất là giới trí thức, các thầy giáo ở đây”.

Thủ tướng định hướng một số vấn đề lớn đối với Đại học Huế. Đó là phải quan tâm đồng thời cả tri thức khoa học, phương pháp tự nghiên cứu, các kỹ năng mềm và phải gắn với thực tiễn, giúp sinh viên sáng tạo, trải nghiệm, trưởng thành về tâm lý, trí tuệ và năng lực hành động.

Phải thực sự đào tạo theo nhu cầu xã hội, cả số lượng, chất lượng, cơ cấu, hướng tới các chuẩn mực quốc tế mà khắc phục nhược điểm sinh viên không chỉ tự tìm việc mà khởi nghiệp. Cần tăng cường ứng dụng công nghệ, đổi mới tư duy dạy và học, thay đổi phương pháp cung cấp kiến thức, phát huy chủ động sáng tạo của người học. 

Quản trị đại học đang chuyển dịch từ Nhà nước kiểm soát sang Nhà nước giám sát và tự chủ cho cơ sở giáo dục. Tự chủ cho đại học phải mở rộng hơn và thực chất hơn, đó là xu thế quản trị đại học trên thế giới.

“Đại học Huế không được tự hài lòng, không chủ quan với những gì đã đạt được mà phải tích cực, chủ động hơn trong công việc với tư cách một trường đại học lớn. Huế phải là một trung tâm đổi mới và Đại học Huế cũng phải là một trung tâm đổi mới trong sự phát triển giáo dục đại học...”-Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng và các giảng viên Đại học Huế. Ảnh:;VGP

 Cũng theo Thủ tướng, các sản phẩm đầu ra của Đại học Huế phải được đo lường thường xuyên và công khai, phải được quốc tế và trong nước công nhận, phải xem mức độ hài lòng của sinh viên đối với môn học, ngành học, giảng viên, đặc biệt những kiến thức đó phải đáp ứng được yêu cầu của thực tế cuộc sống.

Phải kết nối với các nhà tuyển dụng trong đào tạo, tổ chức các chương trình hướng nghiệp, các mạng lưới sinh viên rộng rãi, kết nối chặt chẽ với chính quyền địa phương…, không phải nhà trường chỉ trong bốn bức tường.

Cần chú trọng nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ, giảng viên. Tăng nhanh tỉ lệ giảng viên có trình độ cao. Giảng viên Đại học Huế không những là các nhà giáo, nhà khoa học giỏi mà còn là những người tư vấn, phản biện chính sách giỏi cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Phải tạo điều kiện cho sinh viên phát huy năng lực bản thân, có lý tưởng, hoài bão.

Tại cuộc làm việc, Thủ tướng đã giải đáp các kiến nghị của Đại học Huế với tinh thần tạo điều kiện đểnhà trường ngày càng phát triển hơn nữa.

PBT

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh