THỨ BA, NGÀY 17 THÁNG 09 NĂM 2024 02:22

Thông báo tuyển dụng về việc xây dựng tài liệu hỏi đáp về công tác xác định mức độ khuyết tật

Để trợ giúp cho đối tượng là người khuyết tật, nạn nhân bom mìn, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, nhiều Luật như: Luật Người khuyết tật; Nghị quyết số 84/2014/QH13 của Quốc hội phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Quyền của người khuyết tật; gần đây nhất là Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ quy định về chính sách trợ giúp xã hội đối với các đối tượng bảo trợ xã hội, trong đó có người khuyết tật, người khuyết tật bị ảnh hưởng bởi bom mìn và nhiều chương trình, Đề án và chính sách trợ giúp xã hội giải quyết trợ cấp hàng tháng cho hàng triệu người; cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho trên chục triệu người nghèo, người khuyết tật và các đối tượng trợ giúp xã hội. Đồng thời hỗ trợ về nhà ở, giáo dục, dạy nghề, việc làm cho các đối tượng.

Để xác định mức độ khuyết tật, giải quyết chính sách trợ giúp, ngày 2/1/2019, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 01/2019/TT-BLĐTBXH về việc xác định mức độ khuyết tật do hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện. Việc ban hành Thông tư 01/2019/TTLT đã giải quyết được một số vấn đề sau đây: (1) đã bổ sung thêm thành phần Hội đồng xác định mức độ khuyết tật có đại diện của cơ sở giáo dục tham đánh giá khuyết tật trong khi đối với trẻ em thì việc đánh giá khả năng học tập để hòa nhập cộng đồng là quan trọng; (2) Về phương pháp xác định khuyết tật: Bộ công cụ mới có nhiều tiêu chí đánh giá, xác định mức độ khuyết tật nhằm hạn chế những tiêu chí đánh giá mang tính chủ quan của các thành viên Hội đồng xác định khuyết tật (3) Sửa đổi một số nội dung về các tiêu chí xác định dạng tật và mức độ khuyết tật.

Tuy nhiên, thực tiễn khi triển khai chính sách tại các địa phương còn gặp nhiều khó khăn, phát sinh trong quá trình đánh giá, xác định mức độ khuyết tật; năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức còn hạn chế; Bộ công cụ xác định mức độ khuyết tật có một số điểm cần có cách hiểu thống nhất, phù hợp với thực tế bảo đảm việc đánh giá theo thang điểm; cách phân tích và giải quyết chính sách còn khác nhau, chưa thống nhất giữa một số địa phương, dẫn đến việc vận dụng chính sách cho các đối tượng thụ hưởng còn chưa phù hợp, ảnh hưởng đến quyền lợi của đối tượng. Do đó, việc xác định khuyết tật là hoạt động phức tạp đòi hỏi cách hiểu thống nhất về nội dung văn bản cũng như quy trình xác định khuyết tật. 

Để tăng cường công tác xác định mức độ khuyết tật, tránh bỏ sót các đối tượng, kịp thời hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện quy định về xác định khuyết tật thống nhất trên phạm vi cả nước, việc xây dựng bộ câu hỏi, giải đáp những vướng mắc phát sinh trong công tác xác định khuyết tật có ý nghĩa vô cùng quan trọng bảo đảm việc xác định khuyết tật thông nhất, bảo đảm quyền lợi cho người khuyết tật trên cả nước

1. Mục tiêu

Hỗ trợ cho cán bộ, nhân viên giải quyết các chính sách trợ giúp và hỗ trợ người khuyết tật có thể tiếp cận với những chính sách bảo trợ xã hội của nhà nước.

2. Phạm vi công việc

2.1. Thuê nhóm chuyên gia kỹ thuật nghiên cứu, xây dựng tài liệu hỏi đáp về xác định mức độ khuyết tật

a) Nội dung công việc:

Nhóm chuyên gia gồm 3 người:

- Chuyên gia 1: Trưởng nhóm

+ Xây dựng đề cương nghiên cứu

+ Điều phối và chịu trách nhiệm kỹ thuật về đánh giá tại một số địa phương

+ Tổng hợp, xây dựng bộ câu hỏi về những tình huống trong chính sách và xác định mức độ khuyết tật, câu trả lời tình huống giải đáp vướng mắc.

+ Chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của bộ câu hỏi về chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng và các quy định liên quan cho người khuyết tật

+ Điều hành các buổi thảo luận nhóm chuyên gia đóng góp ý kiến

+ Điều phối các hoạt động của các thành viên trong nhóm

+ Hoàn thiện tài liệu gửi Cục bảo trợ và UNDP đóng góp ý kiến trước khi được phê duyệt.

+ Tham gia các cuộc họp, nghiên cứu liên quan hoàn thiện tài liệu

- Chuyên gia 2:

+ Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, các đề án, các nghiên cứu tài liệu liên quan đến hoạt động xác định mức độ khuyết tật trong tổng thể chính sách trợ giúp xã hội tại Việt Nam, từng bước khái quát những vấn đề trọng tâm trong hoạt động xác định mức độ khuyết tật

+ Tham gia đề xuất xây dựng các câu hỏi về chính sách đối với người khuyết tật, nạn nhân bom mìn

+ Tham gia đoàn đi đánh giá tại một số địa phương

+ Tham gia góp ý các nội dung liên quan bộ câu hỏi

+ Làm việc theo sự phân công điều hành của trưởng nhóm

+ Tham gia các cuộc họp, nghiên cứu liên quan hoàn thiện tài liệu

- Chuyên gia 3:

+ Tham gia góp ý thảo luận trong nội bộ nhóm tư vấn để hoàn thiện bộ công cụ đánh giá và dự thảo tài liệu

+ Xây dựng đề cương bộ câu hỏi về các chế độ chính sách cho người khuyết tật.

+ Tham gia đoàn đi đánh giá tại một số địa phương

+ Tham gia góp ý các nội dung liên quan bộ câu hỏi

+ Làm việc theo sự phân công điều hành của trưởng nhóm…

+ Tham gia các cuộc họp, nghiên cứu liên quan hoàn thiện tài liệu

3. Thời gian làm việc dự kiến

STT

Nội dung công việc

Đầu ra

Trưởng nhóm

Chuyên gia 1

Chuyên gia 2

1

 Xây dựng và hoàn thiện đề cương và nội dung bảng hỏi khảo sát tại địa phương

 

 

Đề cương nghiên cứu và câu hỏi khảo sát được hoàn thiện, tiếp thu ý kiến của các chuyên gia, Cục bảo trợ và UNDP

3

3

3

2

Thu thập số liệu tại địa phương tại 6 tỉnh, mỗi tỉnh 3 ngày, mỗi tỉnh 2 chuyên gia.  Đi địa phương, gồm 6 tỉnh, thành phố, mỗi tỉnh, thành phố 3,5 ngày, bao gồm cả thời gian đi lại, phỏng vấn cán bộ tỉnh, huyên, xã và các tổ chức của người khuyết tật.

Báo cáo thu thập số liệu, tổng hợp các vấn đề khảo sát, gửi cho Cục và UNDP

12

 

 

 

 

 

12

12

3

Trao đổi với 6 tổ chức hội, nhóm của người khuyết tật: mỗi tổ chức 0.5 ngày x 1 người/tổ chức x 6 tổ chức. Mỗi người sẽ cần 1 ngày để trao đổi với các tổ chức NKT

Biên bản họp với các tổ chức của NKT, ghi lại những vấn đề mà NKT đang gặp phải trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ xã hội dành cho NKT

 

1

 

1

 

1

4

Xây dựng đề cương tài liệu, bộ câu hỏi giải đáp về XĐMĐKT (2 ngày) và họp nhóm thống nhất đề cương bố cục tài liệu (1)

Dự thảo đề cương bố cục tài liệu được

 

2

 

1

 

1

5

Hoàn thiện đề cương tài liệu

Đề cương tài liệu được hoàn thiện, trên cơ sở ý kiến của các chuyên gia,  Cục và UNDP

1

1

 

6

Tổng hợp hệ thống các quy định liên quan đến hoạt động XĐMĐKT và các văn bản hướng dẫn liên quan

Báo cáo tổng hợp chi tiết các quy định liên quan đến XDMĐKT và các văn bản hướng dẫn liên quan

 

5

 

7

Xây dựng bộ câu hỏi và nội dung trả lời liên quan đến những quy định mang tính lý luận chung, quy trình, thủ tục hồ sơ xác định mức độ khuyết tật

-          Dự thảo mục hỏi đáp về quy trình, thủ tục hồ sơ xác định mức độ khuyết tật

-       Mục hỏi đáp về quy trình thủ tục hồ sơ xác định mức độ khuyết tật hoàn thiện trên cơ sở ý kiến của các chuyên gia, CỤc bảo trợ và UNDP

15

 

 

8

Dự thảo và hoàn thiện tổng hợp xây dựng bộ câu hỏi và nội dung trả lời liên quan đến bộ công cụ XĐMĐ KT cho trẻ dưới 6 tuổi và trên 6 tuổi (15 ngày)

-                   Dự thảo nội dung hỏi và đáp về công cụ XĐMĐ KT cho trẻ em dưới 6 tuổi và người trên 6 tuổi.

-                   Bản hoàn thiện nội dung hỏi đáp về công cụ xác định MĐKT cho trẻ em dưới 6 tuổi và trên 6 tuổi

 

15

 

9

Dự thảo và hoàn thiện tổng hợp xây dựng bộ câu hỏi và nội dung trả lời liên quan đến vai trò của thành viên hội đồng XĐMĐKT, cách thức chấm điểm và các tình huống vướng mắc về TCXH gắn với các MĐKT (15 ngày)

- Dự thảo phần hỏi và đáp về vai trò của thành viên HĐXĐMĐKT, cách thức chấm điểm và các tình huốn vướng mắc về TCXH gắn với các MĐKT

- Bản hoàn thiện hỏi và đáp về vai trò của thành viên HĐXĐMĐKT, cách thức chấm điểm và các tình huống vướng mắc về TCXH gắn với MĐKT

 

 

15

10

Hoàn thiện dự thảo ban đầu

 

5

 

 

11

Hoàn thiện Dự thảo sau khi họp tham vấn với các chuyên gia và địa phương

 

-    Tài liệu hoàn thiện về xác định mức độ khuyết tật, tiếp thu các ý kiến của các chuyên gia, tổ chức liên quan, Cục baỏ trợ và UNDP.

3

 

 

 

Tổng cộng

 

41

38

32

 4. YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC CỦA NHÓM CHUYÊN GIA

Có trình độ chuyên môn thạc sỹ trở lên thuộc các chuyên ngành Luật, Công tác xã hội, Quản lý giáo dục ... (ưu tiên ứng viên có trình độ tiến sỹ).

Có ít nhất từ 5 năm đến 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu chính sách, hoạch định chính sách liên quan đến chính sách bảo trợ xã hội, công tác xã hội, trợ giúp xã hội… (ưu tiên những ứng viên có kinh nghiệm trong lĩnh vự viết sách, xây dựng tài liệu, giáo trình…)

Có mối quan hệ với các Cục, Vụ của Bộ LĐTBXH, UNDP.

Có kinh nghiệm nghiên cứu, khảo sát và tổng hợp báo cáo nghiên cứu, xây dựng tài liệu….

5. THÙ LAO LÀM VIỆC CỦA NHÓM CHUYÊN GIA

Được quy định tại Hướng dẫn của LHQ - EU về chi phí địa phương trong hợp tác phát triển với Việt Nam - Bản cập nhật năm 2017 do Các cơ quan Liên Hợp quốc, Phái đoàn liên minh châu Âu tại Việt Nam và Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam ban hành.

Ghi chú:

Các ứng viên quan tâm phải nộp hồ sơ trước ngày 20 tháng 5 năm 2021 và bao gồm Lý lịch cá nhân (Tiếng Anh hoặc Tiếng Việt) gửi qua email tới:

Cục Bảo trợ xã hội - Số 67A Trương Định – Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Tel: 0243-7475971; Email: [email protected]

Cục Bảo trợ xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh