THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 08:51

Thầy giáo hóa điên "ám sát" cô giáo trên đường tới trường

"Ám sát" người đi đường

Khoảng 7h sáng 1/9, cô giáo Bùi Thị Thêm (SN 1970, ngụ thôn Bảo Hà, xã Đồng Minh) cùng một đồng nghiệp đi tới trường THCS Tiền Phong. Đường tới trường phải đi qua thôn Linh Đông 1, xã Tiền Phong, khi ngang qua nhà Doanh thì bất ngờ bị đối tượng lao ra chặn đường. Chưa kịp hiểu chuyện gì, cô Thêm đã bị Doanh đâm một nhát trúng ngực.

Đối tượng tâm thần khi bị bắt vẫn cười khành khạch

Một nhân chứng nhớ lại, đã biết tiếng đối tượng tâm thần, nhiều lần lao ra đường sờ soạng phụ nữ, nên cô Thêm đã cẩn thận nhìn trước ngó sau khi qua khu vực nhà Doanh, ai ngờ vẫn bị tấn công.

Sau khi bị đâm, xe nạn nhân còn chạy một đoạn khoảng 15m nữa, cô giáo mới quỵ xuống bên đường. "Tôi chạy đến thì cô ấy nói "em chết mất". Bàn tay cô ấy bỏ ra khỏi vết thương, máu chảy rất nhiều", nhân chứng kể lại.

Sự việc xảy ra rất nhanh, không ai kịp ứng phó. Đồng nghiệp nạn nhân đi cùng luống cuống sợ hãi đến mức không bấm được số điện thoại gọi người thân. Người dân xung quanh nghe tiếng hô hoán liền chạy đến đưa nạn nhân đi cấp cứu, nhưng cô giáo này đã tử vong trước khi đến bệnh viện.

Về phần hung thủ, gây án xong liền chạy vào gian phòng cố thủ, trong phòng còn có thêm người anh trai cũng bị tâm thần. Công an huyện Vĩnh Bảo kết hợp với công an xã Tiền Phong thuyết phục đầu thú nhưng Doanh không chịu hợp tác.

Đoạn đường nơi người tâm thần đâm chết cô giáo đi ngang qua.

"Lúc mọi người đến đông, Doanh khóa chặt cửa, một tay cầm con dao gây án, một tay kia cầm con dao bầu hò hét. Một người thân phải thuyết phục người anh trai đi ra ngoài để công an dễ dàng tiếp cận Doanh. Sau đó một công an bất thần dùng thanh inox đập vào tay Doanh khiến con dao rơi xuống, ập vào khống chế. Khi công an dẫn đi, Doanh vẫn cười khành khạch", một người nhớ lại.

Theo tìm hiểu, thủ phạm và cô Thêm từ trước không hề có mâu thuẫn.

Ông Nguyễn Văn Vinh (74 tuổi, bố Doanh) cho biết: "Sinh được bốn đứa con, cho ăn học đàng hoàng mong sau này làm nơi nương tựa. Không ngờ hai đứa bị tâm thần, giờ Doanh lại gây tội tày đình".

Lỡ dở công danh

Ông Vinh tóc đã bạc trắng, gương mặt khắc khổ, nhắc đến cậu con trai thứ ba là người vừa gây ra vụ án mạng với vẻ phiền muộn. Doanh trước đây học khá trong làng. Năm 1993, khi học xong cấp ba, anh này đi bộ đội biên phòng ở Cát Bà.

Người cha bên chiếc giường ngổn ngang quần áo của Doanh.

Hết thời gian nghĩa vụ, Doanh theo cậu vào huyện Hòn Đất (Kiên Giang) lập nghiệp. Quyết tâm theo đường khoa cử, Doanh thi vào trường sư phạm. Ra trường, chàng trai trở thành giáo viên tiểu học.

"Gõ đầu trẻ" được hơn năm, Doanh đột ngột bỏ về nhà không lý do. Ông Vinh thuyết phục hồi lâu con mới miễn cưỡng trở lại trường, rồi tiếp tục bỏ việc về nhà hai lần nữa.

Không thấy con thay đổi, ông Vinh chấp nhận cho Doanh về quê sống, chỉ quanh quẩn ở nhà giúp bố mẹ việc đồng áng. Vài năm sau đó Doanh nói lảm nhảm nhiều hơn, tính tình thay đổi hẳn.

Ông Vinh đưa con đến nhiều nơi chữa trị nhưng bệnh không thuyên giảm."Đã hai lần gia đình đưa Doanh đến bệnh viện tâm thần Đông Khê điều trị nhưng không có kết quả, rồi đưa về nhà tự điều trị, hàng tháng bệnh viện cấp thuốc", ông bố kể.

Trả lời câu hỏi vì sao chính quyền địa phương không có biện pháp gì để ngăn chặn những hành vi càn quấy của người tâm thần, ông Ngô Văn Sơn, trưởng thôn Linh Đông 1 cũng thở dài: "Chúng tôi cũng đâu có thẩm quyền gì để xử lý người điên, ngoài động viên gia đình quản lý chặt chẽ người thân bị tâm thần".

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh