CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 07:31

Thanh Hoá: Nhiều giải pháp tuyên truyền, vận động người lao động cư trú bất hợp pháp

 

Thanh Hóa là tỉnh đứng thứ 2 cả nước (sau tỉnh Nghệ An) có số lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS hay thay đổi chỗ làm việc, không về nước đúng thời hạn theo hợp đồng, ở lại Hàn Quốc làm việc và cư trú bất hợp pháp. Điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến quan hệ hợp tác về lao động giữa Việt Nam và Hàn Quốc.

 

Trung tâm dịch vụ việc làm Thanh Hoá tư vấn và tuyên truyền cho người lao động phải chấp hành về nước đúng thời hạn hợp đồng lao động khi đi XKLĐ.


Theo Sở LĐ-TB&XH Thanh Hoá, so với 2016, năm 2017 tỉnh Thanh Hóa có 2 huyện ra khỏi danh sách các huyện bị tạm dừng tuyển chọn vì đã nỗ lực để giảm được số lượng lao động cư trú bất hợp pháp và tỷ lệ lao động hết hạn hợp đồng lao động không về nước xuống mức quy định năm 2017. Tuy nhiên, năm 2017 có 2 huyện mới bổ sung vào danh sách này và số lượng lao động bất hợp pháp và tỷ lệ lao động hết hạn hợp đồng lao động không về nước gia tăng là Triệu Sơn và Nga Sơn.

Năm 2018, tỉnh Thanh Hóa có 5 địa phương bị tạm dừng tuyển chọn lao động đi làm việc tại Hàn Quốc gồm: TP.Thanh Hóa, Đông Sơn, Hoằng Hóa, Nga Sơn, Triệu Sơn.

Để khắc phục tình trạng trên, đồng thời triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 30/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc; nhằm đạt được đồng thời 2 mục tiêu: giảm tối đa (dưới mức cho phép của Chính phủ Hàn Quốc) về tỷ lệ người lao động Thanh Hóa đang làm việc và cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc và lao động là người Thanh Hóa làm việc tại Hàn Quốc về nước đúng thời hạn, tạo cơ hội cho những người lao động có nguyện vọng, đủ điều kiện được đi làm việc tại Hàn Quốc, Sở LĐ-TB&XH Thanh Hóa đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 15/CT-UBND, ngày 28/4/2016 về việc “Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc về nước và lao động về nước đúng hạn”. Là cơ quan Thường trực BCĐ Xuất khẩu lao động và Chuyên gia tỉnh, Sở LĐ-TB&XH đã chủ động thực hiện một số giải pháp sau:

- Phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí; làm việc với Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động và các xã của 4 huyện: Đông Sơn, Hoằng Hóa, Thiệu Hóa, Quảng Xương bị tạm dừng trong năm 2016 để chỉ đạo thông tin tuyên truyền về Chính sách ân hạn theo Nghị quyết số 33/NQ - CP ngày 9/5/2016 của Chính phủ và đề nghị UBND các huyện thông báo trên các cơ quan báo, đài; các cấp chính quyền địa phương về nội dung của Nghị quyết số 33/NQ - CP của Chính phủ.

- Hướng dẫn UBND các huyện chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể xã hội, tổ chức tuyên truyền, vận động, tư vấn đến tận các gia đình có con, em và người thân làm việc tại Hàn Quốc, yêu cầu các gia đình ký cam kết vận động con em thực hiện đúng các quy định của pháp luật và cam kết trong hợp đồng, không ở lại cư trú và làm việc bất hợp pháp tại Hàn Quốc. Đồng thời niêm yết danh sách những người lao động đang làm việc và cư trú bất hợp pháp tại trụ sở UBND xã, phường, thị trấn, thôn, bản và thường xuyên thông báo trên hệ thống Đài truyền thanh.

- Cung cấp danh sách, địa chỉ người lao động đang cư trú bất hợp pháp, người lao động sắp hết hạn hợp đồng lao động theo chương trình EPS cho UBND các huyện, thị xã, thành phố để chỉ đạo, triển khai thực hiện.

HOÀNG MINH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh