THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 04:55

Thanh Hóa: Giai đoạn 2016-2020 sẽ có 36000 LĐNT được đào tạo nghề

LĐNT học nghề may tại Trung tâm dạy nghề huyện Như Xuân

Theo đó, giai đoạn 2016-2020, tỉnh Thanh Hóa hỗ trợ dạy nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng cho khoảng 36.000 LĐNT (trong đó nghề nông nghiệp 16.000 người; nghề phi nông nghiệp 20.000 người) và khoảng 2.125 người khuyết tật. Tỷ lệ có việc làm sau học nghề tối thiểu đạt 80%.

Bên cạnh đó đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã về kiến thức quản lý nhà nước (11 chức vụ cán bộ chuyên trách Đảng, đoàn thể cấp xã) cho khoảng 14.520 lượt người; bồi dưỡng kiến thức theo vị trí chức danh đảm nhiệm (7 chức danh công chức xã); bồi dưỡng kiến thức kỹ năng công nghệ thông tin 6.400 lượt người.

Mục tiêu nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề và tạo việc làm, tăng thu nhập của LĐNT. Góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn tỉnh đạt 70%, trong đó có bằng cấp chứng chỉ đạt từ 25 % vào năm 2020. Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý hành chính, quản lý, điều hành kinh tế - xã hội và thực thi công vụ.

Phấn đấu đến 2020, toàn tỉnh có 100% cán bộ giữ chức vụ qua bầu cử và công chức chuyên môn được đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn theo chức danh quy định, được đào tạo, bồi dưỡng trình độ trung cấp lý luận trở lên. Vùng sâu, vùng xa đạt 90-95% cán bộ được đào tạo, bồi bưỡng trung cấp lý luận chính trị. 100% cán bộ, công chức được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước thành thạo tin học văn phòng...

Theo dự toán, toàn bộ kinh phí đào tạo gần 150 tỷ đồng.

TƯỜNG LÂM

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh