CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 09:21

Thanh Hóa: Chính sách tín dụng góp phần giải quyết việc làm hiệu quả

Nhiều năm qua, tỉnh Thanh Hóa được đánh giá đã thực hiện có hiệu quả công tác giải quyết việc làm cho người lao động. Ngoài việc thực hiện đồng bộ các giải pháp; sự vào cuộc của các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh, thì Chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm từ chương trình cho vay Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm được đánh giá là một trong những yếu tố quan trọng mang lại hiệu quả rõ rệt. Từ chương trình cho vay Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm đã tạo thêm nguồn vốn đầu tư mua sắm nguyên vật liệu, giống cây trồng, vật nuôi để tham gia sản xuất, tăng thu nhập, tạo việc làm ổn định, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững cho người dân địa phương.

Quỹ Quốc gia về việc làm đã thay đổi nhận thức của nhân dân và toàn xã hội về cơ hội hỗ trợ tạo việc làm, với thủ tục, hồ sơ vay vốn đơn giản, lãi suất cho vay ưu đãi có tác dụng khuyến khích thúc đẩy sản xuất phát triển.k

Thanh Hóa: Chính sách tín dụng góp phần thực hiện hiệu quả công tác giải quyết việc làm - Ảnh 1.

Từ nguồn vố ưu đãi của Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm đã giúp nhiều hộ gia đình phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững.

Theo số liệu từ Sở Lao động- Thương binh và Xã hội Thanh Hóa, tổng nguồn vốn cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm trên địa bàn tỉnh Thanh đến 31/5/2019 là 198.532 triệu đồng. Trong đó, nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm 106.479 triệu đồng; nguồn vốn Ngân hành chính sách xã hội huy động: 49.967 triệu đồng; nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương 42.086 triệu đồng. Doanh số cho vay từ năm 2015 đến 31/5/2019 đạt 302.546 triệu đồng/8.950 lượt khách hàng được vay vốn. Tổng số khách hàng còn dư nợ: 5.468 khách hàng. Đến 31/5/2019, tổng dư nợ chương trình cho vay Giải quyết việc làm đạt 197.181 triệu đồng.

Qua 5 năm (2015 – 2019) triển khai cho vay hỗ trợ tạo việc làm, tỉnh Thanh Hóa duy trì và mở rộng việc làm đã tạo việc làm cho gần 22.720 lao động. Trong đó, số lao động nữ là 7.068 lao động, số lao động là người khuyết tật là 2.500 lao động, số lao động là người dân tộc thiểu số là 146 lao động.

Thống kê của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội Thanh Hóa cho thấy, các đơn vị, doanh nghiệp và cá nhân được vay vốn đã năng động, sáng tạo tự tạo việc làm và thu hút thêm nhiều lao động của địa phương vào làm việc, góp phần thực hiện kế hoạch lao động- việc làm hàng năm, tạo môi trường sản xuất kinh doanh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế, khôi phục và phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống, từng bước chuyển dịch cơ cấu sản xuất gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn theo hướng phi nông nghiệp, đồng thời tạo cơ hội cho nhóm lao động yếu thế như: lao động là người dân tộc, người tàn tật, người bị thu hồi đất nông nghiệp... có cơ hội vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần giảm nghèo bền vững. 

Ông Lê Đình Tùng, Phó Giám đốc Sở Lao động-  Thương binh và Xã hội Thanh Hóa cho biết: "Trong giai đoạn tới, ngành lao động địa phương sẽ tiếp tục đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền chính sách vay vốn tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm cho người lao động. Phát huy và nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay vốn tạo việc làm thông qua các chính sách cho vay ưu đãi tạo việc làm, đặc biệt qua Quỹ quốc gia về việc làm; Phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh nhằm xây dựng kế hoạch tạo việc làm và giải ngân nguồn vốn. Tiếp tục ưu tiên cho vay các cơ sở sản xuất, kinh doanh tạo nhiều việc làm, đặc biệt là việc làm phi nông nghiệp; ưu tiên cho vay đối với lao động là người khuyết tật, lao động là người dân tộc thiểu số".


HOÀNG MINH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh