THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 10:11

Thái Bình: Dự kiến cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo còn 2,6%

Trong 5 năm qua, tỉnh Thái Bình đã cấp 374.917 thẻ BHYT cho người nghèo, người cận nghèo và người thuộc hộ gia đình có mức sống trung bình, với tổng kinh phí hỗ trợ hơn 276,8 tỷ đồng. Tỉnh trích ngân sách thực hiện hỗ trợ 100% thẻ BHYT đối với hộ cận nghèo. Thực hiện chính sách hỗ trợ miễn học phí cho trên 58.000 lượt học sinh hộ nghèo, giảm học phí cho gần 39.000 lượt học sinh thuộc cận nghèo, hỗ trợ chi phí học tập trên 77.000 lượt học sinh, tổng kinh phí thực hiện trên 68 tỷ đồng. Hỗ trợ tiền ăn trưa cho trên 20.000 lượt trẻ em từ 3-5 tuổi học mầm non với kinh phí trên 10,7 tỷ đồng.

Thái Bình: Dự kiến cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo còn 2,6% - Ảnh 1.

Mô hình nuôi chim bồ câu sinh sản của gia đình ông Phạm Như Lộc, xã Vũ Đoài (Vũ Thư) cho hiệu quả kinh tế cao.

Các doanh nghiệp bưu chính viễn thông không ngừng nâng cao các dịch vụ bưu chính, viễn thông để đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin liên lạc của các tổ chức, cá nhân trong tỉnh, góp phần phát triển kinh tế xã hội, giảm nghèo bền vững, đJã hỗ trợ gần 43.000 hộ nghèo, hộ cận nghèo đầu thu truyền hình số mặt đất. Trong 5 năm, toàn tỉnh có 82.732 hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo được hỗ trợ với tổng kinh phí 3.152 tỷ đồng. Chính sách cho vay tín dụng ưu đãi hộ nghèo, hộ cận nghèo hộ mới thoát nghèo có điều kiện tự vươn lên, tạo việc làm nâng cao đời sống, thu nhập, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn, xây dựng nông thôn mới, góp phần làm thay đổi cơ bản nhận thức từ việc cấp không, cho không sang vay vốn có hoàn trả, nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng vốn.

Tỉnh Thái Bình xây dựng đề án hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở; đã hỗ trợ gần 500 hộ nghèo trên địa bàn tỉnh xây mới và sửa chữa nhà ở với tổng kinh phí gần 12 tỷ đồng. Hỗ trợ trên 120.000 lượt hộ nghèo tiền điện sinh hoạt, với tổng kinh phí trên 70,9 tỷ đồng. Thực hiện chính sách trợ cấp xã hội thường xuyên theo Nghị định số 136/2013/NĐ-CP cho gần 114.000 đối tượng bảo trợ xã hội, bình quân 500 tỷ đồng/năm.

Để hỗ trợ hộ nghèo thoát nghèo bền vững, tỉnh Thái Bình triển khai thực hiện các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo. Đã hỗ trợ 891 hộ (628 hộ nghèo, 246 hộ cận nghèo, 17 hộ mới thoát nghèo), tổng kinh phí 19.284 triệu đồng thực hiện dự án phát triển nuôi bò sinh sản và trồng cây đinh lăng lá nhỏ từ Dự án "Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài Chương trình 30a, Chương trình 135". Phối hợp tổ chức truyền thông trực tiếp cho trên 20.000 người dân tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao. Tổ chức tập huấn cho trên 13.000 lượt cán bộ làm công tác giảm nghèo từ tỉnh xuống cơ sở, trực tiếp bí thư, trưởng, phó thôn/tổ dân phố, trao đổi trực tiếp cách thức rà soát, giúp đỡ hộ nghèo, hộ cận nghèo thoát nghèo và cận nghèo, phương pháp xây dựng kế hoạch thực hiện với sự tham gia của người dân ở cộng đồng. Tham mưu Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức kiểm tra, giám sát tại cơ sở; chỉ đạo tổ chức kiểm tra việc tiếp cận chính sách giảm nghèo tại các xã, phường, thị trấn. Qua đó, giúp cho các địa phương hiểu rõ hơn về bản chất, phương thức thực hiện và cũng nắm bắt những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện chính sách giảm nghèo tại cơ sở.

Thái Bình phấn đấu đến năm 2025 giảm 1/3 quy mô số hộ nghèo trở lên so với năm 2021 (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2021-2025). Để đạt được mục tiêu này, cấp ủy, chính quyền và nhân dân tỉnh Thái Bình thống nhất, đồng thuận thực hiện tốt các giải pháp như: Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội gắn với giảm nghèo bền vững. Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, để phục vụ lợi ích chung của xã hội và điều tiết cho người nghèo. Gắn mục tiêu giảm nghèo từng năm, từng giai đoạn cụ thể với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo.

Huy động các nguồn lực của xã hội để giảm nghèo; Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền vận động nhân dân và các doanh nghiệp (trong nước và nước ngoài) đóng góp ủng hộ thực hiện mục tiêu giảm nghèo. Có chính sách định hướng hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp vào sản xuất, kinh doanh góp phần tham gia thực hiện mục tiêu giảm nghèo.

Đổi mới cơ chế, chính sách, tạo môi trường để hỗ trợ người nghèo phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo. Tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo về vốn, kiến thức khoa học công nghệ, thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Tăng cường công tác thông tin thị trường và xúc tiến thương mại hỗ trợ người nghèo tiếp cận nhanh hơn các yếu tố sản xuất.

Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người nghèo. Mở rộng đào tạo nghề, nâng cao trình độ về kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng sản xuất cho người lao động và hộ nghèo; phát triển đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng lao động, đáp ứng công cuộc giảm nghèo. Tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tạo điều kiện thúc đẩy chuyển dịch lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp và dịch vụ.

Tăng cường công tác tuyên truyền đến các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân và người nghèo về mục tiêu giảm nghèo, nhằm nâng cao nhận thức trong công tác giảm nghèo bền vững; khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người nghèo. Từng bước xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại, phát huy ý chí tự vươn lên thoát nghèo.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong quá trình triển khai thực hiện các chính sách, dự án, chương trình giảm nghèo, đảm bảo tính minh bạch, công khai, dân chủ.

Quan tâm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ từ tỉnh đến cơ sở; Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ từ tỉnh đến cơ sở. Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực tham mưu, thực hiện nhiệm vụ cho cán bộ phụ trách lĩnh vực giảm nghèo các cấp.

X.MAI

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh