THỨ BA, NGÀY 17 THÁNG 09 NĂM 2024 02:22

“Thách thức mới - Vận hội mới” đối với ngành bất động sản Việt Nam

Nhận dịp kỷ niệm 19 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 - 13/10/2023), CLB Bất động sản Việt Nam (VREC) & CLB Bất động sản TP.HCM (HREC) tổ chức buổi Toạ đàm với chủ đề “Thách thức mới - Vận hội mới”. 

Toạ đàm đã cung cấp những thông tin, nhận định đúng mực về tình hình bất động sản hiện tại, đánh giá về xu hướng phát triển của bất động sản trong thời gian tới; cũng như đề cập tới động thái đáng chú ý của một số nhà phát triển trong và ngoài nước tại thị trường Việt Nam, phân tích lợi thế từng phân khúc bất động sản giai đoạn tới. 

Tọa đàm có đại diện Lãnh đạo UBND TP.HCM, Lãnh đạo Hiệp Hội Doanh Nghiệp TP.HCM (HUBA), Đại diện các Bộ, sở, ban, ngành,...

Tọa đàm có đại diện Lãnh đạo UBND TP.HCM, Lãnh đạo Hiệp Hội Doanh Nghiệp TP.HCM (HUBA), Đại diện các Bộ, sở, ban, ngành,...

Cụ thể, thực trạng từ giữa năm 2022 tới nay, thị trường bất động sản Việt Nam đã có nhiều diễn biến phức tạp và khó khăn chưa từng có trong khoảng 10 năm trở lại đây. Những khó khăn khi dịch Covid-19 xuất hiện suốt hai năm cùng với những ách tắc liên quan đến từ pháp lý, tín dụng cho bất động sản đã khiến cả thị trường chìm dần trong khó khăn.

Về nguồn cầu, thị trường bất động sản vẫn tiếp tục "thiếu vắng" khách hàng. Trong đó, sản phẩm nghèo nàn, phần lớn đến từ các dự án cũ không đủ sức hấp dẫn khách hàng. Cùng với đó, lãi suất tiền gửi cao, hấp dẫn, thu hút lượng tiền nhàn rỗi của khách hàng vào kênh ngân hàng.

Ngoài ra, khó khăn trong việc vay vốn mua bất động sản khiến một lượng lớn khách hàng không đủ mạnh về tài chính khó tiếp cận. Một vấn đề quan trọng khiến thị trường bất động sản gặp khó khăn là thiếu dòng tiền.

Việc siết chặt tín dụng, đặc biệt áp dụng với bất động sản, lãi suất tăng cao trong bối cảnh hoạt động kinh doanh ảm đạm đang khiến các doanh nghiệp không đủ sức để duy trì hoạt động.

Ông Nguyễn Quốc Bảo, Chủ tịch CLB Bất động sản TP.HCM chia sẻ tại buổi toạ đàm.

Ông Nguyễn Quốc Bảo, Chủ tịch CLB Bất động sản TP.HCM chia sẻ tại buổi toạ đàm.

Ông Nguyễn Quốc Bảo, Chủ tịch CLB Bất động sản TP.HCM nhấn mạnh: Thị trường bất động sản suy yếu mạnh từ đầu năm 2022, tình trạng này vẫn tiếp tục duy trì đến tận thời điểm này và chưa thấy dấu hiệu dừng lại.

"Qua khảo sát tình hình sức khỏe của doanh nghiệp bất động sản, chúng tôi thấy rằng nếu không có giải pháp nào mang tính đột phá thì tới 23% số doanh nghiệp đang còn hoạt động có thể duy trì đến hết quý III/2023 và 43% còn trụ được đến hết năm 2023", ông Bảo thông tin.

Theo ông Bảo, thị trường bất động sản đang đối mặt với nhiều khó khăn do những ách tắc chính về pháp lý và nguồn vốn; lạm phát, lãi suất cao; doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính lớn, đầu tư dàn trải, giá bị đẩy lên cao quá. Không ai nghĩ rằng tình hình thị trường bất động sản bất ổn như hiện tại.

“Mặc dù dòng tiền đang gặp khó, nhưng tôi cho rằng sẽ ngay lập tức sôi động trở lại khi lạm phát tiếp tục được kiểm soát, lãi suất ngân hàng hạ nhiệt giữ ở mức ổn định và việc giải ngân nhanh hơn. Trong giai đoạn cuối năm 2023, thị trường chưa thể tạo ra dòng tiền khai thác, kinh doanh với giá trị lớn nhưng vào thời điểm cuối năm thị trường sẽ phục hồi cục bộ ở một số phân khúc, khu vực khi nhà đầu tư trung hạn bắt đầu giải ngân", ông Bảo nhấn mạnh.

Quý IV/2023, thị trường có tín hiệu khởi sắc

Theo dự báo từ DKRA Group, nguồn cung phân khúc đất nền trong Quý IV/2023 có thể tăng nhẹ so với Quý III/2023, dao động ở mức 350 - 420 nền, tập trung chủ yếu tại các vùng phụ cận như Đồng Nai, Long An, Bình Dương. Sức cầu chung toàn thị trường dự kiến tăng nhẹ nhưng khó có đột biến trong ngắn hạn, giao dịch phát sinh chủ yếu ở nhóm dự án đã hoàn thiện hạ tầng và pháp lý. Mặt bằng giá sơ cấp không có nhiều biến động. Các chính sách chiết khấu cho phương án thanh toán nhanh được áp dụng nhằm kích cầu thị trường.

Ở phân khúc căn hộ, nguồn cung mới Quý IV/2023 tại TP.HCM có thể sẽ giảm, dao động từ 1.200 - 1.600 căn, Bình Dương khoảng 700 - 900 căn, Đồng Nai khoảng 200 căn và Bà Rịa - Vũng Tàu khoảng 150 căn mở bán mới. Phân khúc căn hộ hạng A giữ vững vị thế chủ đạo tại TP.HCM, trong khi đó căn hộ hạng B và C dẫn dắt nguồn cung mới tại các tỉnh giáp ranh. Mặt bằng giá bán sơ cấp tiếp tục neo cao trước áp lực chi phí đầu vào, lãi vay và thời gian hoàn thiện thủ tục pháp lý dự án kéo dài,… Giá cũng như thanh khoản thứ cấp có thể sẽ tiếp tục đà phục hồi ở Quý 3/2023 nhờ vào động thái giảm lãi suất và tâm lý mua bất động sản vào dịp cao điểm cuối năm.

Nguồn cung mới và sức cầu phân khúc nhà phố/biệt thự Quý IV/2023 có xu hướng tăng so với Quý III, dao động khoảng 350 - 450 căn, tập trung chủ yếu ở Đồng Nai, Bình Dương, Long An và TP.HCM. Mặt bằng giá sơ cấp tiếp tục xu hướng đi ngang so với lần mở bán trước đó. Các chính sách chiết khấu, ưu đãi,… tiếp tục được các chủ đầu tư áp dụng nhằm kích cầu thị trường.

Phong Nha

Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh