CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 12:02

Tạo sinh kế cho người khuyết tật

Trao cần câu cho người khuyết tật

Tại hội nghị bà Nguyễn Thị Kim Dung, Quản lý Dự án “Việc làm an sinh xã hội cho người khuyết tật” tỉnh Đồng Nai cho biết, có mặt tại Việt Nam từ năm 1992-2014, HI đã triển khai hơn 30 dự án hỗ trợ kỹ thuật để thực hiện các dự án tập trung vào phòng ngừa và phục hồi chức năng cho người khuyết tật và người dễ gặp rủi ro dẫn đến bị khuyết tật và hỗ trợ những nỗ lực của họ trong quá trình hòa nhập xã hội. Dự án đã được thực hiện tại 18 xã thuộc ba huyện Trảng Bom, Long Thành và Xuân Lộc theo thỏa thuận giữa Sở LĐ–TB&XH Đồng Nai với HI. Trong thời gian thực hiện, cán bộ của dự án đã tiến hành khảo sát, lựa chọn đối tượng người khuyết tật còn khả năng lao động để tiến hành hỗ trợ bằng các hình thức: định hướng nghề nghiệp, hỗ trợ học nghề, giới thiệu việc làm, giúp người khuyết tật khởi nghiệp sản xuất kinh doanh

Kết quả, đã có 208 người khuyết tật được hỗ trợ vốn khởi nghiệp dùng vào việc phát triển chăn nuôi bò, heo, gà và buôn bán nhỏ, trong đó có 198 đối tượng nhận vốn không hoàn lại với số tiền gần 1,5 tỷ đồng và 10 đối tượng được nhận vốn vay hoàn lại là 140 triệu đồng. Quá trình sử dụng vốn, có 88% đối tượng sử dụng vốn hiệu quả, 12% sử dụng không hiệu quả do bệnh dịch trên gia xúc, gia cầm... Bà Dung khẳng định: “Hầu hết những người khuyết tật được dự án hỗ trợ đã có những bước chuyển biến về tâm lý. Từ chỗ họ sống rụt rè, khép kín nay họ đã tự tin vào bản thân với những công việc ổn định có thu nhập tốt vì vậy họ trở nên mạnh mẽ hơn và chủ động thể hiện mong muốn, suy nghĩ của họ về những kế hoạch trong tương lai”.

Khơi dậy khát vọng cống hiến

Chị Ngô Thị Mỹ Hạnh, ở ấp Hưng Long (xã Hưng Thịnh, huyện Trảng Bom) cho biết: “Năm 7 tuổi, tôi không may bị suy giảm thị lực sau một cơn bệnh. Không muốn sống dựa vào gia đình, năm 16 tuổi tôi theo học nghề mát xa bấm huyệt do Hội Người mù tỉnh tổ chức. Sau khi tốt nghiệp, tôi mạnh dạn vay vốn để mở cơ sở kinh doanh. Tuy nhiên, do thiếu kinh nghiệm, hiểu biết về thị trường ít cũng như chưa quản lý công việc tốt nên việc kinh doanh đầu tiên thất bại.  Trước những thất bại, không nản lòng, tôi tiếp tục tìm việc làm công cơ sở ở mát xa do Hội Người mù của tỉnh quản lý đồng thời làm thêm nhân viên bán hàng để tăng thu nhập. Cuối năm 2012, tôi được sự hỗ trợ của tổ chức HI mở một phòng mát xa nhỏ xinh xắn và khang trang gần nhà.  Hiện tại phòng mát xa đã đi vào hoạt động ổn định và tạo việc làm cho 4 người khiếm thị”.Không chỉ nỗ lực trong công việc, chị Hạnh còn tích cực tham gia các phong trào đoàn thể, văn hóa, văn nghệ. Chị là gương mặt tiêu biểu trong đội thể thao người khuyết tật của huyện với nhiều bằng khen và giải thưởng trong môn thể thao sở trường là điền kinh. Ngoài ra, chị luôn là hội viên tích cực của Hội Người mù huyện Trảng Bom, là tấm gương sáng cho nhiều người khiếm thị.

Chị Vũ Thị Kim Ngân, ở xã Xuân Phú (huyện Xuân Lộc) bị liệt chân trái sau cơn sốt bại liệt. Học hết lớp 8, Ngân phải nghỉ học, phụ giúp gia đình. Ước mơ trở thành một thợ may giỏi, chị Ngân đã theo học nghề may của người hàng xóm. Cuối năm 2012, chị Ngân được giới thiệu đến Dự án, chị được học thêm nghề. Sau khi học song nghề thêu, chị tiếp tục được HI hỗ trợ vốn mở tiệm để kinh doanh. Đến nay, chị Ngân đã trở thành một cô chủ tiệm may được bà con trong vùng yêu thích. Mới đây, chị Ngân được dự án mời làm cộng tác viên nhằm hỗ trợ nhân viên dự án tiếp xúc, chia sẻ kinh nghiệm với những người khuyết tật khác và hướng dẫn họ tìm việc phù hợp. Chị cho biết, sắp tới rất mong có thể dạy nghề may của mình cho người khác.

Theo bà Lê Thị Mỹ Phượng,  Đồng Nai hiện có trên 120 người khuyết tật, trong đó có 25 ngàn người khuyết tật nặng. Các đối tượng khuyết tật đời sống còn nhiều khó khăn, nên việc triển khai dự án trong thời gian qua là việc làm tích cực, góp phần giúp họ hòa nhập với cộng đồng.

  Bà Phượng  đề nghị, các đơn vị và cá nhân đã được thụ hưởng dự án sẽ nhân rộng các mô hình tạo việc làm và an sinh xã hội cho những người khuyết tật khác để mọi người khuyết tật còn khả năng lao động đều có việc làm.

HI là một tổ chức nhân đạo quốc tế độc lập hoạt động tại các địa bàn có tình trạng phân biệt đối xử, đói nghèo, xung đột và thiên tai. Đồng hành cùng người khuyết tật và các nhóm dễ bị tổn thương khác, các hoạt động của HI tập trung vào việc đáp ứng những nhu cầu thiết yếu và cải thiện điều kiện sống. Tổ chức cam kết thúc đẩy sự tôn trọng đối với phẩm giá cũng như các quyền cơ bản của họ

N.Síu

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh