CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 02:33

TAND Tối cao hướng dẫn về xử lý tội phạm liên quan đến phòng chống dịch bệnh Covid-19

Tòa án nhân dân (TAND) Tối cao ban hành Hướng dẫn về xử lý một số tội phạm liên quan đến phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Theo hướng dẫn trên, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao xác định, người mắc bệnh, nghi ngờ mắc hoặc trở về từ vùng dịch Covid-19 nếu trốn cách ly, không khai báo hoặc khai báo y tế gian dối, không tuân thủ quy địch cách ly dẫn tới lây bệnh cho người khác sẽ bị xử lý về hành vi “cố ý làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người” theo Điều 240 Bộ luật Hình sự (BLHS).

Chủ các quán bar, vũ trường, karaoke, massager, thẩm mỹ viện... nếu cố tình kinh doanh khi đã có lệnh đình chỉ dẫn tới thiệt hại trên 100 triệu đồng chi phí phòng chống dịch bệnh cũng sẽ bị xử lý theo Điều 295.

Người chưa bị xác định mắc Covid-19 và sống trong khu vực cách ly, phong tỏa nếu bỏ trốn hoặc từ chối áp dụng biện pháp cách ly... dẫn tới thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên, do chi phí phát sinh phòng chống dịch bệnh sẽ bị xử lý về tội “Vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người” theo Điều 295 BLHS.

Hướng dẫn mới nhất của TAND Tối cao về xử lý tội phạm liên quan đến phòng chống dịch bệnh Covid-19 - Ảnh 1.

Các vụ án liên quan dịch bệnh Covid -19 ra xét xử trong thời gian diễn ra dịch bệnh nhưng bảo đảm quy định về phòng chống dịch.

Tiếp đến, người có hành vi đưa thông tin thất thiệt lên mạng máy tính, viễn thông nhằm xuyên tạc về tình hình dịch bệnh hoặc đưa trái phép thông tin đời tư nhân viên y tế, người mắc bệnh, người nghi ngờ mắc bệnh... có thể bị xử lý về tội “Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, viễn thông” theo Điều 288 hoặc tội “Làm nhục người khác” theo Điều 155 BLHS.

Người có hành vi gian dối về công dụng của thuốc, vật tư y tế về phòng chống dịch Covid-19 để chiếm đoạt tài sản của người khác sẽ bị xử lý về hành vi lừa đảo theo Điều 174 BLHS. Việc lợi dụng khan hiếm hoặc tạo khan hiếm giả trong tình hình dịch bệnh để mua vét loại hàng hóa đã được Nhà nước định giá hoặc công bố là hàng bình ổn giá nhằm trục lợi sẽ bị xử lý về tội “Đầu cơ” theo Điều 196 BLHS.

Đáng chú ý, Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao hướng dẫn: “Người có trách nhiệm phòng, chống dịch Covid-19 nhưng không triển khai hoặc triển khai không đầy đủ, kịp thời các biện pháp phòng chống dịch bệnh dẫn tới hậu quả nghiêm trọng sẽ bị xử lý theo Điều 360 Bộ luật Hình sự, tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Người phạm tội sẽ phải chịu hình phạt nghiêm khắc nếu làm lây dịch bệnh cho 2 người trở lên hoặc làm chết người... Với các vụ án liên quan dịch Covid-19, các tòa án cần phối hợp với Viện KSND cùng cấp nhằm áp dụng thủ tục rút gọn hoặc đưa ra xét xử trong thời hạn không quá một nửa thời hạn quy định tại Bộ luật Tố tụng Hình sự.

Ngoài ra, phải đưa các vụ án liên quan dịch bệnh Covid-19 ra xét xử trong thời gian diễn ra dịch bệnh nhưng bảo đảm quy định về phòng chống dịch như phòng xử không quá tối đa 10 người, khoảng cách giữa mỗi người đủ 2m; chỉ cho người được triệu tập vào phòng xử...

QUÝ ĐỨC

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Cảnh báo bệnh tay chân miệng bùng phát mùa hè: cha mẹ cần biết gì?

Cảnh báo bệnh tay chân miệng bùng phát mùa hè: cha mẹ cần biết gì?

Tay chân miệng – cơn ác mộng mùa hè của bé yêu nhà bạn? Đừng chủ quan! Bệnh có thể biến chứng nguy hiểm chỉ trong tích tắc. Cùng tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng và cách...
5 tháng trước