THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 03:39

Số ca nhiễm COVID-19 mới trên toàn cầu trong 24 giờ qua là 1.434.957 ca

Theo TTXVN, số liệu từ trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày 26/3 (theo giờ VN), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 479.282.904 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 6.137.456 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 1.434.957 và 4.001 ca tử vong mới.

Số bệnh nhân bình phục đã đạt 413.763.232 người, 59.382.216 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 59.490 ca nguy kịch.

Trong 24 giờ qua, Hàn Quốc dẫn đầu thế giới về ca nhiễm mới với 339.396 ca; Đức đứng thứ hai với 276.746 ca; tiếp theo là Pháp (143.571 ca). Nga đứng đầu về số ca tử vong mới, với 398 người chết trong ngày; tiếp theo là Hàn Quốc 392 ca và Mỹ với 374 ca.

Mỹ vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Tổng số ca nhiễm tại Mỹ đến nay là 81.579.680 người, trong đó có 1.002.719 ca tử vong. Ấn Độ đứng thứ hai thế giới, ghi nhận tổng cộng 43.016.372 ca nhiễm, bao gồm 516.785 ca tử vong. Trong khi đó, Brazil xếp thứ ba với 29.802.257 ca bệnh và 658.566 ca tử vong. 

Châu Âu là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 với gần 175 triệu ca nhiễm, tiếp đến là châu Á với trên 135,7 triệu ca nhiễm. Bắc Mỹ ghi nhận gần 96,3 triệu ca nhiễm, Nam Mỹ là trên 55,91 triệu ca, tiếp đến là châu Phi 11,7 triệu ca và châu Đại Dương trên 5 triệu ca nhiễm.

Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em tại Medellin, Colombia. Ảnh: AFP/TTXVN

Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em tại Medellin, Colombia. Ảnh: AFP/TTXVN

VTV cũng đưa tin, giới chức y tế Anh đang hối thúc những người trên 75 tuổi tiêm mũi vaccine ngừa COVID-19 thứ tư sau khi các số liệu mới nhất cho thấy, số người nhập viện do COVID-19 tăng.

Số liệu mới nhất cho thấy, tỷ lệ nhập viện trong nhóm người trên 85 tuổi tại vùng England trong tuần lễ kết thúc vào ngày 20/3 là 178,29 trên 100.000 người, cao hơn so với con số 158,43 vào đầu năm nay. Tỷ lệ những người nhập viện trong độ tuổi từ 75-84 là 74,34 trên 100.000 người, trong khi con số này vào đầu tháng 1 là 70,3. Mặc dù tỷ lệ nhập viện của những bệnh nhân trẻ hơn cũng đang tăng nhưng vẫn thấp hơn mức được ghi nhận trong làn sóng dịch bệnh do biến thể Omicron.

Australia sẽ nới lỏng các quy định áp dụng cho người nhập cảnh quốc tế. (Ảnh: AP)

Australia sẽ nới lỏng các quy định áp dụng cho người nhập cảnh quốc tế. (Ảnh: AP)

 

Kể từ ngày 17/4, Australia sẽ nới lỏng các quy định áp dụng cho người nhập cảnh quốc tế. Cụ thể, nước này sẽ bãi bỏ yêu cầu du khách phải thực hiện xét nghiệm sàng lọc COVID-19 trước khi bay đến Australia. Tuy nhiên, du khách vẫn cần đảm bảo một số yêu cầu khác như xuất trình giấy chứng nhận đã tiêm đủ hai mũi vaccine ngừa COVID-19 và đeo khẩu trang trên tất cả các chuyến bay nội địa cũng như quốc tế.

Sau hơn 2 năm áp dụng các quy định nghiêm ngặt để phòng chống dịch bệnh COVID-19, Bộ trưởng Bộ Y tế Australia cho rằng, đã đến lúc nước này quay trở lại tình trạng "bình thường mới".

Bộ Y tế Lào ngày 25/3 cho biết, trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 2.212 ca nhiễm, giảm 707 ca so với ngày trước đó. Tính tới nay, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Lào là 164.078 trường hợp.

Từ ngày 1/4 tới, Philippines sẽ khôi phục các quy định nhập cảnh như trước khi dịch COVID-19 bùng phát với công dân các nước được yêu cầu thị thực và đã tiêm vaccine liều cơ bản. Phát biểu trong cuộc họp báo vào ngày 25/3, phó phát ngôn viên của Tổng thống Philippines, ông Kristian Ablan cho biết, công dân nước ngoài có thể nhập cảnh Philippines với điều kiện tuân thủ các quy định về thị thực hiện hành cũng như thủ tục nhập cảnh và xuất cảnh.

Nhật Bản sẽ tiêm mũi vaccine ngừa COVID-19 thứ tư cho người dân. (Ảnh: AP)

Nhật Bản sẽ tiêm mũi vaccine ngừa COVID-19 thứ tư cho người dân. (Ảnh: AP)

 

Nhật Bản quyết định sẽ tiêm mũi vaccine ngừa COVID-19 thứ tư để tăng cường khả năng miễn dịch cho người dân. Tuy nhiên, cho tới thời điểm này, Bộ Y tế Nhật Bản vẫn chưa quyết định thời điểm triển khai và đối tượng được tiêm mũi thứ tư cũng như khoảng cách giữa các mũi tiêm thứ ba và thứ tư. Nhiều khả năng Nhật Bản sẽ sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer hoặc Moderna để tiêm mũi thứ tư. Mặt khác, khác với ba mũi đầu tiên, người tiêm mũi thứ tư có thể sẽ mất phí.

Trung Quốc đang ứng phó với làn sóng lây nhiễm COVID-19 lớn nhất trong cộng đồng kể từ khi nước này đã kiểm soát được làn sóng dịch bệnh đầu tiên bùng phát vào năm 2020. Hiện nay, nhiều tỉnh thành ở nước này đã triển khai các biện pháp nghiêm ngặt kiểm soát di chuyển.

BP (tổng hợp)

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh