THỨ BA, NGÀY 26 THÁNG 11 NĂM 2024 02:12

Công bố 100 doanh nghiệp phát triển bền vững nhất Việt Nam vào tháng 11

 

Nhằm mục đích thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm về các mô hình thực tiễn tốt trong các hoạt động liên quan đến phát triển bền vững giữa Chính phủ, các bộ ban ngành và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) thuộc Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội nghị “Phát triển bền vững- xu thế tất yếu và sự cần thiết đối với doanh nghiệp”. Hội nghị quy tụ 100 đại biểu bao gồm lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo các bộ ban ngành và các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

TS. Đoàn Duy Khương, Chủ tịch VBCSD cho biết, phát triển bền vững là xu thế tất yếu của toàn cầu, các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Công tác phát triển doanh nghiệp luôn là trọng tâm của một quốc gia. Ông Khương cũng đã chỉ ra 5 phương thức phát triển bền vững, tăng trưởng xanh và ứng phó với biến đổi khí hậu. Theo đó, ông Khương cho biết, sẽ đánh giá xếp hạng doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam. Dự kiến công bố 100 doanh nghiệp phát triển bền vững nhất Việt Nam vào đầu tháng 11/2016. Để làm được điều này, cần có sự hỗ trợ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo sự liên kết đối tác, huy động nguồn lực xã hội. Đồng thời thực hiện các chính sách của Chính phủ, xúc tiến đầu tư tài chính tư nhân.
Thông qua các hoạt động phát triển bền vững, doanh nghiệp còn cải thiện được năng suất và giảm chi phí thông qua việc bố trí, tận dụng các nguồn nhân lực và bảo tồn tài nguyên, giúp nâng cao năng suất của nhân viên và giảm chi phí, tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Ông Nguyễn Văn Tài, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, bày tỏ sự kỳ vọng về các giải pháp thu hút sự tham gia của toàn xã hội, nhất là các tổ chức dân sự xã hội, các tổ chức phi chính phủ và khối doanh nghiệp vào các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu theo tinh thần của thỏa thuận Paris, cũng như các giải pháp về cơ chế, chính sách nhằm tận dụng hiệu quả các cơ hội từ thị trường trao đổi phát thải trong nước và quốc tế.

Với trách nhiệm của mình là cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, trong 6 tháng cuối năm và thời gian tới, Bộ Tài nguyên Môi trường sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đa dạng sinh học, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế- kỹ thuật về môi trường đồng thời tổ chức triển khai có hiệu quả các Nghị quyết, chiến lược, chương trình, kế hoạch đề án bảo vệ môi trường, chương trình Nghị sự 2030 về phát triển bền vững của Liên hợp quốc.

Về định hướng phát triển bền vững trong thời gian tới, ông Khương cho rằng có 5 phương thức hợp tác để thúc đẩy phát triển bền vững bao gồm tăng cường, tạo điều kiện cho DN vừa và nhỏ, doanh nghiệp xã hội trong các chương trình hội nhập; Tạo sự liên kết đối tác, huy động mọi nguồn lực, chia sẻ rủi ro thách thức để phát triển; Đảm bảo minh bạch, có trách nhiệm với tiêu chí định lượng cụ thể; Thực hiện các chính sách của Chính phủ có hiệu quả, việc sản xuất phải phản ánh được các chi phí thực tế, trong đó có yếu tố môi trường; Hỗ trợ các doanh ngiệp chuyển đổi từ việc sản xuất thiếu bền vững sang sản xuất bền vững.

NGUYỄN THANH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh