CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 01:22

Sáng tạo - Khởi nghiệp - Trang bị “Kỹ năng mềm” cho học sinh, sinh viên GDNN

Sáng tạo – Khởi nghiệp - Trang bị “Kỹ năng mềm”  cho học sinh, sinh viên - Ảnh 1.

Ông Phạm Xuân Thu, Phó Viện trưởng Viện khoa học Giáo dục nghề nghiệp phát biểu khai mạc tọa đàm.

Phát biểu tại buổi tọa đàm, ông Phạm Xuân Thu, Phó Viện trưởng Viện khoa học Giáo dục nghề nghiệp cho biết, sáng tạo - khởi nghiệp được hiểu là những ý tướng mới, thể chế mới hoặc cách làm mới được bắt đầu xây dựng, triển khai để đáp ứng các nhu cầu của xã hội. Sáng tạo - khởi nghiệp có thể là một dịch vụ, sáng kiến mới, cách tổ chức mới hoặc một cách tiếp cận mới ở các lĩnh vực khác nhau trong thực tiễn cuộc sống. Hiện, những thay đổi trên phạm vi toàn cầu về xã hội, môi trường như: Biến đổi khí hậu cung cấp nước sạch, bệnh dịch... đang ngày càng trở thành động lực chủ chốt dẫn đến sợ đổi mới sáng tạo. Đồng thời, những thay đổi này cũng đang mang đến những cơ hội phát triển mới và hình thành nên một nhu cầu mới, một thị trường mới với việc sử dụng biện pháp phát triển mới để hỗ trợ xã hội giải quyết vấn đề một cách bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân... Và đây cũng là cơ hội cho những người muốn khởi nghiệp.

Sáng tạo – Khởi nghiệp - Trang bị “Kỹ năng mềm”  cho học sinh, sinh viên - Ảnh 2.

Bà Simone Vis, Trưởng Chương trình giáo dục Unicef Việt Nam phát biểu tại tọa đàm.

Bà Simone Vis, Trưởng Chương trình giáo dục Unicef Việt Nam cho biết, Cách mạng công nghiệp 4.0 mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng tạo ra những thách thức mới trên toàn cầu. Theo thống kê của Unicef, thế giới có hơn 1,8 tỷ thanh niên đang thiếu kỹ năng đáp ứng công việc trong tương lai. Ở Việt Nam, vấn đề khởi nghiệp - sáng tạo được Chính phủ rất quan tâm. Theo bà Simone Vis, vấn đề khởi nghiệp - sáng tạo không chỉ trang bị kỹ năng làm việc cho sinh viên, học sinh mà cần trang bị "kỹ năng mềm" để sinh viên, học sinh có thể tự tìm việc làm và đáp ứng công việc trong bất kỳ hoàn cảnh nào. "Chúng ta thống nhất nói đến khởi nghiệp - sáng tạo tức là trao quyền cho sinh viên tự tìm kiếm những vấn đề trong cuộc sống, từ đó đưa ra những phương pháp giải quyết vấn đề", bà Simone Vis nhấn mạnh.

TS Trần Xuân Ngọc - Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội chia sẻ, nhằm góp phần giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, nhà trường đã và đang thực hiện đồng bộ các giải pháp như: Lồng ghép đào tạo chuyên môn với đào tạo kỹ năng để nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác giáo dục và đào tạo; tăng cường các hoạt động bổ trợ, giáo dục và nâng cao kĩ năng hỗ trợ nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên. Thực tế, kết quả đánh giá hằng năm của hoạt động khởi nghiệp - sáng tạo cho thấy là sau khi học xong các môn học kỹ năng mềm, hầu hết sinh viên, học sinh trong toàn trường đều có những thay đổi tích cực hơn về thái độ, quan điểm sống, học tập và phong cách giao tiếpNhà trường mong muốn Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tiếp tục quan tâm, định hướng phát triển năng lực và kĩ năng thực hành xã hội cho sinh viên, học sinh nhà trường nói riêng và trong Hệ thống nói chung theo hướng phối hợp thường xuyên, lâu dài nhằm góp phần nâng cao chất lượng "sản phẩm đầu ra" của sinh viên, học sinh trong Hệ thống đáp ứng nhu cầu của xã hội trong thời kỳ Công nghệ số.

Sáng tạo – Khởi nghiệp - Trang bị “Kỹ năng mềm”  cho học sinh, sinh viên - Ảnh 3.

Quang cảnh buổi tọa đàm.

Đại diện nhóm nghiên cứu Hoàng Quang Đạt, Bùi Thị Thanh đến từ trường Trường Cao đẳng Lào Cai cho biết, xuất phát từ mục tiêu cung cấp nguồn lao động chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, phục vụ cho công tác phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai, Trường Cao đẳng Lào Cai nhận thấy khơi nguồn sáng tạo - khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên là cách thức ngắn nhất, cốt lõi cho việc đào tạo tính toàn diện của đội ngũ lao động. Bên cạnh việc đào tạo chất lượng, nhà trường luôn quan tâm, cố gắng để xây dựng môi trường khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên như: Ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động sáng tạo - khởi nghiệp cho toàn thể học sinh, sinh viên cũng như cán bộ trong nhà trường với kế hoạch và triển khai đề án "Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025"; thành lập câu lạc bộ "Vườn ươm khởi nghiệp", khuyến khích các khoa hỗ trợ cho học sinh, sinh viên thành lập các câu lạc bộ; xây dựng quỹ tài chính, tạo nguồn kinh phí nhằm khuyến khích, hỗ trợ học sinh sinh viên sáng tạo - khởi nghiệp (Bước đầu dự kiến 1 tỷ đồng từ việc sử dụng ngân sách của nhà trường); tổ chức tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ công tác đoàn cho các cán bộ đoàn và phát động cuộc thi và tổ chức cuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp" - Startup Kite năm 2020... Những năm qua, dựa trên yêu cầu của xã hội, đặc điểm đối tượng sinh viên học sinh, đặc điểm nghề đào tạo cũng như hệ thống cơ sở vật chất trang thiết bị, nhà trường đã và đang không ngừng đổi mới, hoàn thiện chuẩn đầu ra cho các ngành đào tạo. Tùy thuộc vào đặc điểm nghề đào tạo mà "kỹ năng chuyển đổi" được xây dựng thành mô đun môn học riêng hoặc được lồng ghép trong nội dung giảng dạy của từng môn học. Hoạt động chuyển đổi, lồng ghép kỹ năng mềm vào trong giảng dạy được nhà trường tiến hành thí điểm ở một số khoa với đặc điểm nghề đào tạo khác nhau nhằm đánh giá mức độ và tính hiệu quả trước khi nhân rộng trong toàn trường.

Sáng tạo – Khởi nghiệp - Trang bị “Kỹ năng mềm”  cho học sinh, sinh viên - Ảnh 4.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm.

VĂN LÝ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh